ly đựng cafe

Cách tạo ra ly nhựa và những điều chưa kể

Một trong những vật liệu thường được nói đến nhiều nhất khi bàn về bao bì chính là nhựa. Cùng với đó, loại bao bì nhựa được mọi người quan tâm không kém đó là ly nhựa. Những chiếc ly nhựa đựng trà sữa, cafe, nước ép,…ngày nay thật sự rất phổ biến. Với cách tạo ra ly nhựa theo kỹ thuật hiện đại ngày nay, khiến nó được ứng dụng trong đời sống ngày càng cao. Vậy chính xác các nhà sản xuất đã chế tạo ly nhựa như thế nào? Hãy cùng Thanh Tâm tìm hiểu qua bài viết bên dưới bạn nhé!

1. Nhựa được sản xuất như thế nào?

Cách thức sản xuất ly nhựa phụ thuộc rất nhiều vào loại nhựa sẽ được dùng. Vì vậy, trước hết, chúng ta nên tìm hiểu ba loại nhựa khác nhau. Đây cũng là những loại đang được sử dụng nhiều nhất để tạo ra ly nhựa.

Cho dù hiện nay đã có các vật liệu thay thế nhựa, nhưng thực tế, rất khó để loại bỏ nhựa hoàn toàn ra cuộc sống. Do vậy, vì vấn đề môi trường và sức khỏe, mọi người cũng cân nhắc nhiều đến các chất liệu nhựa an toàn cho sức khỏe. Có ba loại nhựa tốt nhất hiện nay là nhựa PET, rPET và nhựa PLA.

a. Nhựa PET

nhựa Pet

PET là viết tắt của Polyethylene Terephthalate, là loại nhựa phổ biến nhất. Nó đặc biệt được sử dụng cho chai lọ và các sản phẩm nhựa cần tính dẻo cao. Bởi lẽ, nhưạ PET có đặc tính bền. Nếu thu gom đúng cách, có thể dễ dàng tái chế và sử dụng cho các loại rPET khác. Quan trọng hơn cả, đây chính là vật liệu được sử dụng nhiều nhất để làm ly nhựa PET vì có nguồn cung lớn. Nhựa PET tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đồ uống mà không gây độc hại.

Nhựa PET được làm từ dầu Naphtha là một phần nhỏ của dầu thô, chất này được tạo ra trong quá trình tinh chế. Theo đó, dầu sẽ tách thành Naphtha, Hydro và các phần nhỏ khác. Naphtha chiết xuất từ ​​dầu sau đó trở thành nhựa thông qua một quá trình gọi là Polymerization. Quá trình kết nối Ethylene và Propylene để tạo thành các chuỗi polyme để cuối cùng tạo ra nhựa PET.

b. Nhựa rPET

nhựa rpet

rPET là viết tắt của cụm từ Recycled Polyethylene Terephthalate. Nhựa rPET là loại nhựa tái chế khá phổ biến ngày nay. Vì độ bền của loại nhựa PET này dễ tái chế mà vẫn đảm bảo chất lượng không đổi. Nhựa tái chế đang dần thay thế những loại nhựa kém chất lượng hơn. Cũng chính vì có nhiều ưu điểm, mà nhiều công ty đang cố gắng sản xuất các sản phẩm từ rPET thay vì PET bình thường. Không chỉ ứng dụng để tạo ra ly nhựa, mà các ngành như xây dựng cũng dùng nhiều nhựa rPET, ví dụ như cửa sổ, khung chắn gương, kính,…

Các xưởng sản xuất nhựa rPET sẽ phân loại vật liệu PET. Sau đó đem các vật liệu này đi nghiền thành các hạt gọi là mảnh nhựa, giống như bột giấy. Độ tinh khiết và mức độ xử lý của các mảnh nhựa này cũng như việc chúng được làm sạch và loại bỏ vi khuẩn ra sao sẽ quyết định chất lượng của nhựa tái chế. Trước khi vật liệu được làm khô và sẵn sàng để ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm khác, nó sẽ trải qua một quá trình để loại bỏ tạp chất gây ô nhiễm không tan chảy.

c. Nhựa PLA

nhựa PLA

PLA là từ viết tắt của PolyLacticAcid. Đây là một loại nhựa sinh học. Nhựa sinh học cũng được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Trong cách tạo ra ly nhựa, nhựa PLA cũng là vật liệu chính để sản xuất. Ngoài ra cũng ứng dụng vào công nghiệp xây dựng và các sản phẩm khác. Hiện nay, nhu cầu nhựa PLA cũng rất lớn, nhưng lại ít nơi sản xuất cũng như nguyên liệu khan hiếm. Do đó, giá của loại nhựa này thường cao hơn nhiều so với nhựa PET và rPET.

Nhựa PLA là một loại polyester được sản xuất từ ​​các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như tinh bột ngô hoặc đường mía. Những nguyên liệu này sẽ phải trải qua quá trình xay ướt, nơi tinh bột sẽ được tách ra khỏi phần nguyên liệu thực vật. Sau đó, nhà máy sản xuất sẽ trộn tinh bột với axit hoặc enzym rồi đem đi đun nóng. Tinh bột ngô sẽ trở thành D-glucose, sau đó trải qua quá trình lên men sẽ biến nó thành Axit Lactic.

2. Cách tạo ra ly nhựa

Khi nói đến cốc, ly nhựa và cách sản xuất ly nhựa thì sẽ có sự khác biệt giữa ly nhựa dùng một lần hoặc ly nhựa có thể tái sử dụng. Loại ly nhựa không chỉ chi phối đến cách chúng được sản xuất mà còn ảnh hưởng đến môi trường và khả năng ứng dụng của chúng.

Nguyên liệu phải là nhựa chính phẩm không trộn lẫn nhựa khác hay tạp chất. Điều này là để tránh việc kim loại nặng trong nhựa phế nhiễm hòa lẫn vào nước uống khi sử dụng. Vì vậy, thường thấy trong sản xuất ly nhựa PET chi phí sẽ cao hơn do phải sử dụng 100% nhựa chính phẩm.

dây chuyền sản xuất ly nhựa

Hạt nhựa sau đó được cho vào thiết bị sấy nóng ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng thời gian 3 – 4 tiếng. Rồi tiếp tục cho vào máy tạo phôi hoạt động bán liên tục. Trong máy, nhựa được chuyển từ thể rắn sang thể lỏng dưới tác động của các vòng gia nhiệt.

Xilanh sẽ dùng lựa, bơm nhựa lỏng vào khuôn qua các rãnh, cửa có tiết diện nhỏ. Phôi nhựa sẽ được tạo ra trước đó nhờ phương pháp gia công nhựa – khuôn khép kín trước khi bơm nhựa vào. Phôi sẽ được làm lạnh trở lại nhờ hệ thống làm lạnh.

Chu kỳ ép phôi ngắn chỉ vài chục giây đến vài phút. Ở mỗi chu kỳ, số phôi sẽ tùy thuộc vào từng loại khuôn, thường từ 2 đến 16 phôi.

Phôi tạo thành tự đựng cho ra nằm ở thùng chứa, công nhân sẽ phải kiểm tra bọt khí và cắt bỏ bavia. Sản phẩm nào đạt chuẩn đúng yêu cầu thì để nguội ngoài không khí một thời gian rồi đóng bao. Tiếp đến qua công đoạn thổi ly.

Khâu thổi ly gồm 2 giai đoạn chính: Gia nhiệt làm mềm phôi và thổi chai trong khuôn

Phôi của ly nhựa sẽ được chạy qua hệ thống đèn sấy đặc biệt để trở nên mềm dẻo hơn. Chuẩn bị cho công đoạn kéo thổi.

Phôi sau khi được làm mềm sẽ được gắn lên ngàm kẹp của khuôn. Đóng kín khuôn, thanh đẩy kéo phần phôi xuống tận đáy khuôn. Lúc này, khí nén sẽ được bơm vào khuôn khiến áp lực trong lòng khuôn tăng. Đẩy phôi của ly nhựa dạt ra ngoài, định hình theo hình dạng của khuôn.

Để vận hành tốt và thành công, áp suất thổi sẽ phải tính toán kỹ lưỡng, sau khi thổi có giai đoạn giữ áp. Mục đích của giai đoạn là để phôi cố định hình dạng và làm nguội bằng nước lạnh. Không như hệ thống nén khí Piston thông thường, dựa trên hệ thống nén khí đặc biệt trục vít để tạo khí nén thổi chai. Ly nhựa được sấy khô nhằm loại bỏ mùi lạ, vi trùng trong không khí.

Cuối cùng, quá trình nhả áp diễn ra, thanh đẩy sẽ được kéo lên, phần khuôn được tách ra, dễ dàng lấy sản phẩm ra ngoài.

Phần cuối của dây chuyền sản xuất ly nhựa là sản phẩm sẽ được kiểm tra, đóng bao và lưu kho. Rồi chuyển tiếp qua khâu in ấn lên ly nhựa nếu có theo yêu cầu khách hàng.

3. Máy sản xuất ly nhựa

Bạn muốn mở xưởng sản xuất ly nhựa? Đó là một ý tưởng không tồi trong bối cảnh trà sữa, đồ uống mang đi rất được ưa chuộng. Vậy, để mở một công ty sản xuất cốc, ly nhựa PET, ly nhựa  PP hay PLA, thì trước hết cần phải đầu tư máy sản xuất ly nhựa.

máy sản xuất ly nhựa

Máy tạo ra ly nhựa sẽ có nhiệm vụ chính là sản xuất các cốc dùng một lần với mục đích đựng nước, cafe, nước giải khát…Đây là sản phẩm công nghệ cao với khả năng điều khiển khí nén thông qua cơ chế trục cam để ép ly, cốc. Máy bao gồm màn hình điều khiển hệ thống, cơ cấu nhận phôi và khuôn thiết kế hình dạng ly.

Máy hoạt động hoàn toàn tự động, thuận lợi để sản xuất nhanh, số lượng nhiều với các loại ly có hình dạng khác nhau. Tuổi thọ máy làm ly nhựa cao. Các chi tiết bên trong hoạt động ăn khớp, giúp các sản phẩm làm ra ít bị lỗi nhất.

Đặc biệt thời gian sản xuất ngắn nên cho năng suất cao. Máy có thiết kế nhỏ gọn, thích hợp cho các đơn vị sản xuất có quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Ví dụ, một máy làm ly nhựa có những thông số kỹ thuật chính sau đây:

Nguyên liệu nhựa sử dụng

PP.PS.PET.PE.ABS

Chiều rộng

500-650mm

Chiều dày

0,25-2,5mm

Chiều dày của ly

620 -320mm

Độ sâu của cốc

140mm – 220mm

Áp lực khí nén

0,5-0,8Mpa

Năng suất làm việc

10-35 khuôn/min

Công suất làm việc

67Kw

Công suất định mức

70Kw

Tổng trọng lượng

4,5 tấn

Nhiệt độ nước

> 30 ℃

Kích thước tổng thể

3300x1500x 2200 mm

Trong dây chuyền sản xuất ly nhựa, bên cạnh máy làm ly, thì còn cần thêm máy xếp cốc, máy đóng gói tự động và máy in ly. Tùy vào công suất và loại ly bạn muốn sản xuất để chọn mua loại máy phù hợp.

Để có hàng ngàn chiếc ly nhựa phân phối cho thị trường, thì máy móc với cách tạo ra ly nhựa hiện đại đã hỗ trợ rất nhiều. Cung ứng đầy đủ cho nhiều cửa hàng ăn uống trong thời điểm dịch vụ take away ngày một phát triển.

Bên cạnh ly nhựa, ly giấy cũng không phổ biến không kém. Hãy tham khảo bài viết so sánh ly giấy và ly nhựa để biết loại ly nào phù hợp cho mình bạn nhé.

So sánh ly giấy và ly nhựa với #6 tiêu chí (chi tiết, cụ thể)

Đứng trước sự lựa chọn giữa ly giấy và ly nhựa, hẳn ai cũng phân vân không biết loại nào mới thật sự tốt. Vậy thì cần phải so sánh ly giấy và ly nhựa ngay để tìm ra được “chân ái”. Bởi lẽ, cả ly giấy hay ly nhựa đều là những loại ly đang rất phổ biến trên thị trường.

Bạn dễ dàng bắt gặp cả ly nhựa lẫn ly bằng giấy ở các cửa hàng cafe, quán trà sữa hay tại các địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, sự kiện…Do đó, trong trường hợp phải tìm mua loại ly dùng một lần, mang đi, việc chọn ly nhựa hay ly giấy khá khó khăn. Để đơn giản hóa vấn đề này, Ly Thanh Tâm sẽ giúp bạn so sánh giữa ly giấy và ly nhựa về mọi mặt. Hãy đọc tiếp và đừng bỏ qua nhé!

1. So sánh ly giấy và ly nhựa về giá cả

Trước tiên, chúng ta hãy bàn về giá cả. Vì đây là tiêu chí quan trọng khi phải mua số lượng ly nhiều. Ngày nay, những loại ly được bán trên thị trường đều có những chiếc ly có thành phần nguyên chất. Tức là ly giấy và ly nhựa không lẫn tạp chất hay phế liệu độc hại thì giá ly giấy cao hơn ly nhựa.

giá cả ly giấy ly nhựa

Cũng bởi vì nguyên liệu chính làm ra ly giấy là bột giấy nguyên chất còn ly nhựa thì làm từ nhựa. Bột giấy xuất phát từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe con người nên rõ ràng, giá mua nguyên liệu đầu vào của ly giấy đã cao hơn ly nhựa rồi.

2. Về tính vệ sinh an toàn thực phẩm

Cả ly giấy và ly nhựa để có đặc tính chịu nóng tốt. Với khả năng đựng đồ uống nóng đi kèm nắp không làm nước đổ ra ngoài. Vì thế mà ngày nay, chúng được sử dụng rất nhiều trong dịch vụ cafe, trà sữa take away (mang đi).

Thế nhưng, cùng ở mức nhiệt nóng thì ly nhựa không thể sánh bằng cốc giấy. Bởi do nếu đựng nước quá nóng thì những chất hóa học có trong nhựa có thể hòa tan vào nước. Mặc dù ly giấy có lớp màng nhựa chống thấm PE nhưng không quá lớn. Điều này khiến chúng vẫn an toàn với thực phẩm so với ly nhựa.

in ly nhựa pp

Tuy vậy, vẫn không nên quá ưu tiên ly giấy hơn ly nhựa, vì dù sao nó cũng có 1 – 2 lớp PE, việc lạm dụng quá nhiều có thể làm cho nhựa hoặc bột giấy tan chảy, hòa vào thức ăn, uống và đọng lại trong cơ thể bạn.

3. Về tính thẩm mỹ

Với sự phát triển của các kỹ thuật in, cả ly giấy và ly nhựa đều có thể in ấn dễ dàng. Chúng đều là công cụ marketing hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp. Với chất liệu nhựa và giấy, mọi chi tiết in ấn như logo, slogan đều thể hiện nổi bật. Khiến những chiếc ly đơn thuần, kém sắc trở nên bắt mắt, ấn tượng và thu hút hơn. Có thể nói, ly giấy, nhựa đã làm tốt vai trò của bao bì sản phẩm trong Marketing.

Nhưng nếu xét về hình dáng ly, thì ly giấy lại không đẹp bằng ly nhựa. Có rất nhiều mẫu ly nhựa đẹp hiện nay, chẳng hạn như ly đáy bầu, ly nắp cầu, ly trà sữa nút trái tim,…trong khi đó, ly giấy chủ yếu chỉ một kiểu như này.

in ly các loại

Do đó, xét về tính thẩm mỹ thì ly nhựa chắc chắn chiếm ưu thế hơn cả.

4. Về mức tiết kiệm

Cả 2 sản phẩm đều là ly sử dụng dụng một lần. Nhưng do mức giá ly giấy cao hơn ly nhựa nên trên tiêu chi tiết kiệm, thì bạn có thể cân nhắc mua ly nhựa thay vì ly giấy nhé. Dù là bạn mua ly nhựa giá sĩ, thì mức phí vẫn rẻ hơn so với ly giấy giá sĩ.

5. Về mức độ an toàn cho sức khỏe

Nếu dùng đúng với nguyên tắc sử dụng một lần rồi bỏ, thì cả ly giấy và ly nhựa đều an toàn. Thế nhưng, nếu quá lạm dụng mà dùng đi dùng lại nhiều lần, thì cả ly nhựa và ly giấy đều không đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

Để chứng minh vấn đề này, trên Varun Nagpal, một lao động CNTT chuyên nghiệp trong Technopark có chứng rối loạn dạ dày. Khi kiểm tra y tế thì không có điều gì bất thường. Nhưng khi thăm dò sâu hơn thì nhận thấy trong dạ dày của ông có sáp & độc tố. Qua hỏi thăm thì ông nói rằng đã sử dụng ly giấy loại dùng một lần để uống trà 5 lần mỗi ngày. Vì thế, đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên dùng cốc giấy, cốc nhựa theo khuyến cáo.

ly 2 ngăn

6. Về mức độ thân thiện với môi trường

Ly giấy và ly nhựa cũng có tác hại đối với môi trường.

Đối với ly nhựa, thời gian phân hủy rất lâu. Gây ra những vấn đề xấu ảnh hướng tới môi trường sống của con người và nhiều sinh vật khác.

Riêng đối với ly giấy, cũng tưởng rằng giấy thì dễ đốt và dễ phân hủy, nhưng đa phần các loại ly giấy hiện nay có phủ một lớp chống thấm PE, nên khả năng phân hủy cũng kém đi nhiều.

Hơn nữa, để sản xuất ly giấy chất lượng cao, người ta phải sử dụng nhiều gỗ, nước và hóa chất. Hàng năm của thế giới gần như mất hàng triệu tấn gỗ, lãng phí hàng tỷ gallon nước, và tạo ra hàng triệu kg chất thải.

in ấn ly giấy

Về mức độ ô nhiễm, việc sản xuất 10.000 ly nhựa thải ra 308 kg lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, còn ly giấy, lượng khí thải độc hại này còn cao gấp đôi so với ly nhựa.

Nói rõ hơn về mức độ phân hủy, theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA), cốc nhựa dẻo mất hơn một triệu năm để phân hủy trong môi trường trên cạn và mất 50 năm để phân hủy trong môi trường biển. Còn đối với cốc giấy, quá trình này cũng mất tới 20 năm ở môi trường trên cạn và vài ngày trong môi trường biển, hồ.

7. Ưu điểm của ly giấy và ly nhựa

Với việc so sánh ly giấy và ly nhựa như trên, thì bạn cũng thấy rằng, mỗi cái đều có những lợi thế riêng. Dù thế, cả ly giấy hay ly nhựa đều góp phần làm nên thành công của dịch vụ take away. Nhất là trong tình hình dịch bệnh phức tạp, ly dùng một lần giải quyết trọn vẹn nhu cầu của mọi người. Vậy, ưu điểm của ly giấy và ly nhựa là gì?

Bạn đọc tiếp nhé…

a. Ưu điểm của ly giấy dùng 1 lần

ưu điểm ly giấy

– Ly giấy dùng 1 lần được sử dụng vô cùng rộng rãi. Nó đã xuất hiện ở nước ngoài từ lâu. Và trong những năm gần đây mới thật sự phát triển ở Việt Nam. Ly giấy dùng 1 lần với ứng dụng đa dạng như để đựng thức uống, kem, các thực phẩm như thức ăn nhanh. Ly giấy thuận tiện để mang đi dễ dàng và có thể tái chế, phân hủy.

– Ly giấy nhỏ gọn, chiếm ít không gian nên dù là ở nhà, nơi công cộng hay máy bay, xe khách để có thể sử dụng

– Đặc biệt, ly giấy dùng 1 lần, mỗi người một ly được xem là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt trước tình hình dịch Covid – 19.

b. Ưu điểm của ly nhựa

ly nắp gấu

Với quy trình sản xuất ly nhựa tiên tiến như hiện nay, cung cấp nhiều mẫu ly nhựa cho thị trường với đặc tính nổi bật:

– Ly nhựa cứng cáp, chắc chắn khi cầm bằng tay mà không lo biến dạng như ly giấy.

– Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tính thẩm mỹ cao

– Ly nhựa có giá thành rẻ

– Có thể làm sạch rồi tái sử dụng với mức độ nhất định mà vẫn bảo đảm an toàn

Trên đây là sự so sánh ly giấy và ly nhựa một cách khách quan nhất. Hi vọng với những tiêu chí ở trên, bạn có thể tìm ra loại ly phù hợp với nhu cầu, mục đích của mình. Nhưng dù sử dụng ly giấy hay ly nhựa, bạn cũng nên dùng ở mức cho phép và bảo vệ môi trường nhé!

Tìm hiểu #5 phương pháp gia công nhựa phổ biến hiện nay

Dễ nhận ra rằng, nhựa có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Điều này là bởi vì, thông qua phương pháp gia công nhựa, nhà sản xuất đã chế tạo ra nhựa với nhiều kiểu phong phú. Thật khó để tưởng tượng nhựa đã được tạo ra như thế nào. Nhưng với bài viết này, In ly nhựa Thanh Tâm sẽ nói cho bạn biết tạo hình nhựa diễn ra ra sao? Có bao nhiêu kỹ thuật đúc nhựa ngày nay? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay bên dưới nhé!

Trước hết, muốn đúc nhựa thành hình dạng mà mình muốn, chúng ta cần phải có khuôn nhựa. Vậy khuôn nhựa là gì? Đặc điểm ra sao?

1. Khuôn nhựa là gì?

Khuôn đúc nhựa là sản phẩm của quá trình sản xuất bằng cách tạo hình vật liệu lỏng hoặc dẻo để tạo ra khuôn. Khi đúc chất dẻo, một loại polyme dạng bột hoặc lỏng như polyetylen hoặc polypropylen được đặt vào khuôn rỗng để polyme có hình dạng. Tùy thuộc vào loại kỹ thuật, các dải nhiệt và áp suất khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

2. Lịch sử tạo hình nhựa

Việc đúc nhựa bắt đầu vào cuối những năm 1800. Để đáp ứng nhu cầu về quả bóng bi-a bằng nhựa, thay vì những quả bóng bằng ngà voi vốn được dùng thời điểm đó. Năm 1868, John Wesley Hyatt đã phát minh ra quả bóng bi-a làm từ nhựa, bằng cách tiêm celluloid vào khuôn.

lịch sử tạo hình nhựa

Bốn năm sau, Hyatt và anh trai của mình đã nâng cấp tự động hóa quy trình và được cấp bằng sáng chế. Đây là chiếc máy ép nhựa đầu tiên. Nó sử dụng một pit tông cơ bản để bơm nhựa vào khuôn thông qua xi lanh được nung nóng.

Năm 1946, máy ép phun trục vít được phát minh bởi James Hendry, thay thế kỹ thuật phun pít tông. Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Đúc quay hiện đại cũng có lịch sự lâu đời. Ra đời vào năm 1855 khi chuyển động quay và nhiệt được sử dụng để sản xuất đạn pháo kim loại ở Anh.

Nhựa được đưa vào quy trình này vào đầu những năm 1950, khi khuôn quay lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất đầu búp bê. Về sau, vào những năm 1960, quy trình đúc quay hiện đại cho phép tạo ra các thùng rỗng lớn bằng polyethylene mật độ thấp.

Trong những năm gần đây, khi quy trình ngày một cải tiến, thiết bị tốt hơn và sự phát triển của bột nhựa đã tạo ra nhiều sản phẩm nhựa hoàn chỉnh. Điều này khiến cho kỹ thuật tạo hình đúc quay ngày càng trở nên phổ biến.

Mặc dù nhựa thật sự tác động xấu tới môi trường, có nhiều loại vật liệu thay thế nhựa hiện nay. Nhưng vẫn thật khó để loại nhựa hoàn toàn ra khỏi cuộc sống. Với nhu cầu không ngừng tăng, các nhà máy đang ngày đêm thực hiện các phương pháp tạo hình nhựa.

3. Các phương pháp gia công nhựa

Quy trình sản xuất ly nhựa mà bạn sử dụng ngày nay cũng dựa trên những kỹ thuật này. Ngày nay, có nhiều phương pháp xử lí nhựa theo quy trình công nghiệp, từ các kỹ thuật xử lí ta có thể chia ra thành 6 kỹ thuật lớn đó là:

3.1. Kỹ thuật ép phun (Injection Molding)

Ép phun là một trong những kỹ thuật tạo hình nhựa phổ biến nhất. Đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều khi muốn sản xuất nhựa đại trà hay sản phẩm tạo mẫu.

Kỹ thuật ép phun

Trong quá trình ép phun, nhựa nóng chảy ở trạng thái đóng được bơm vào khuôn với một áp lực lớn thông qua hệ thống trục vít của máy ép nhựa. Bước tiếp theo là làm mát khuôn nhằm mục đích để nhựa nóng chảy chuyển sang trạng thái rắn. Cuối cùng, mở khuôn ra để lấy sản phẩm hoàn thiện ra ngoài.

Ứng dụng

Phương pháp gia công nhựa theo yêu cầu bằng cách ép phun dùng thường dùng để gia công các sản phẩm nhựa có nhiều chi tiết. Đòi hỏi độ chính xác cao, có tính ổn định và tuổi thọ cao. Cụ thể, các cơ sở nhận đúc nhựa theo yêu cầu sẽ sử dụng kỹ thuật này để tạo ra các đồ dùng và trang thiết bị ở nhiều lĩnh vực như:

– Đồ gia dụng: các loại vỏ như của nồi cơm điện, bình nước nóng, máy sấy tóc, điều hòa, hộp chứa thực phẩm, dụng cụ nhà bếp…

– Thiết bị công nghiệp: thùng sọt chứa đựng, pallet nhựa, khay chứa linh kiện, tay nắm dụng cụ…

– Thiết bị điện tử: vỏ các thiết bị điều khiển, vỏ tivi, bàn phím, chuột, và các loại linh kiện khác…’

Và đây cũng là kỹ thuật để sản xuất ly nhựa PET, PP mà chúng ta thường sử dụng. Tại Ly nhựa Thanh Tâm, chúng tôi nhập khẩu máy sản xuất ly nhựa nhập khẩu từ Đức theo tiêu chuẩn châu Âu. Tự hào sở hữu công nghệ chế tạo cao cấp, những chiếc ly trà sữa, ly nhựa cafe take away luôn có chất lượng tốt nhất, độ bền cao và an toàn khi sử dụng.

3.2. Kỹ thuật thổi khuôn (Blow Molding)

Những sản phẩm như hộp đựng, ống và chai lọ phần lớn là do kỹ thuật thôi khuôn mà thành.

Kỹ thuật thổi khuôn

Nhựa nhiệt dẻo được gia nhiệt đến nhiệt độ định hình (forming temperature), rồi nhựa sẽ được tạo hình sơ bộ tại điểm nóng chảy này. Rồi nhựa tiếp tục đưa vào khuôn đã được làm lạnh. Hai nửa khuôn đóng chặt lại, thổi không khí vào khối nhựa có hình dạng sơ bộ trước đó. Bởi vì nhựa được ép bởi hai nửa khuôn đóng kín, cho nên nhựa sẽ có hình dạng giống với bên trong khuôn đóng kín. Bước cuối cùng là làm lạnh và tháo khí ra. Hai nửa khuôn tách ra, lấy sản phẩm nhựa hoàn thiện ra ngoài.

Ứng dụng

Phương pháp ép thổi nhựa phần lớn dùng để gia công các sản phẩm nhựa có ruột rỗng, có độ chi tiết thấp trong nhiều lĩnh vực như:

– Đồ nhựa gia dụng: Bình nước, chai đựng sữa tắm, dầu ăn, gia vị…

– Thiết bị nhựa nông nghiệp: Bình đựng nước uống cho vật nuôi, tay nắm dụng cụ, bình tưới nước, bình phun thuốc trừ sâu,…

– Linh kiện công nghiệp: Can dầu, chai chứa hóa chất…

3.3. Phương pháp gia công nhựa đúc nén (Compression Molding)

So với hai kỹ thuật tạo hình nhựa kể trên, kỹ thuật đúc nhựa nén có đôi chút khác biệt.

Kỹ thuật đúc nén

Nhựa cứng được đặt giữa hai nửa khuôn nóng. Để tạo khuôn, nhựa sẽ được ép theo chiều dọc. Điều này trái ngược với các loại khuôn nhựa khác. Khi mà những loại đó thường sử dụng máy ép khuôn đóng theo chiều ngang. Sau khi các chi tiết nhựa  hình thành, chúng được làm mát bằng không khí.

Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật đúc nén là giá thành rẻ.

Sản phẩm ứng dụng:

– Kỹ thuật ép đùn tạo hình nhựa được dùng để sản xuất những sản phẩm không yêu cầu độ chi tiết cao

– Ứng dụng phổ biến trong sản xuất nhựa theo yêu cầu như: Ống nhựa, tấm nhựa, màng mỏng (phim), bọc cáp dây điện, thanh nhựa, khung cửa, các sản phẩm rỗng khác…

3.4. Kỹ thuật đúc quay (Rotational Molding)

Phương pháp gia công nhựa này liên quan đến khuôn rỗng được đóng gói bằng nhựa bột. Những khuôn này sau đó trở thành các nan hoa giống như các ống dẫn ra ngoài từ trong cùng một tâm. Các khuôn bắt đầu quay cùng nhau, trên một số trục khác nhau. Tâm sẽ được sử dụng để xoay khuôn trong không gian kín. Điều này làm cho nhựa bọt chảy ra và dính vào bên trong khuôn.

3.5. Kỹ thuật Thermoforming

Phương pháp Thermoforming liên quan đến các tấm nhựa cứng được ép trước. Những tấm này sau đó được nung nóng theo chiều ngang, nhựa lỏng được hút vào một khuôn rỗng. Khi nhựa nóng đã đông cứng, hình dạng của nó sẽ giống với hình dáng khuôn.

Các chi phí dụng cụ đầu tư cho kỹ thuật này không cao. Hơn nữa, giá cả còn thay đổi tùy vào các loại máy móc được sử dụng.

Có nhiều phương pháp gia công nhựa với cấu tạo và quy trình vận hành khác nhau. Hơn hết, mỗi kỹ thuật sẽ dùng để chế tạo ra nhiều loại nhựa phong phú ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực trong đời sống và sản xuất. Hi vọng, với bài viết này, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn nhựa được tạo ra nhờ những phương pháp nào.

 

bao bì nhựa

Vì sao các Vật liệu thay thế nhựa vẫn chưa thể phổ biến?

Đối mặt với mối nguy hại lâu dài do nhựa gây ra, nhiều nhà khoa học đã sản xuất ra các vật liệu thân thiện hơn với môi trường. Nhưng tại sao các vật liệu thay thế nhựa vẫn chưa được sử dụng rộng rãi? 

Hẳn bạn đã quá hiểu rõ nhựa hủy hoại như thế nào cho môi trường và cuộc sống về sau của chúng ta. Tuy nhiên, hằng ngày, cả bạn và tôi cùng nhiều người khác vẫn sử dụng bao bì nhựa như một thói quen. Trong khi hiện nay thị trường đã cho ra mắt nhiều giải pháp thay thế đồ nhựa hiệu quả. Vậy những giải pháp đó là gì? Tại sao nó chưa phổ biến và vì sao nhựa vẫn được ưa chuộng? Cùng Ly nhựa Thanh Tâm đọc ngay bài viết bên dưới nhé!

1. Tại sao nhựa lại phổ biến đến thế?

Nhựa nói chung và bao bì nhựa nói riêng xuất hiện từ rất lâu. Dù thế nào đi nữa, cũng không thể phủ nhận, chính nhờ những lợi ích của nhựa mang lại, mà cuộc sống của con người trở nên thuận lợi hơn. 

a. Hiển thị thông tin

nhựa hiển thị thông tin

Đối với bề mặt nhựa bằng phẳng, kèm khả năng chịu nhiệt tốt, cho phép các nhà sản xuất in ấn những thông tin quan trọng về sản phẩm trên bao bì như logo thương hiệu công ty, chất bảo quản, thành phần dinh dưỡng, khả năng sử dụng của sản phẩm, lượng khuyến cáo, v.v. Cung cấp cho người dùng lượng thông tin đầy đủ khi mua hàng. Doanh nghiệp dễ dàng xây dựng thương hiệu và tạo bản sắc riêng cho mình. Vì vậy, ngay cả với những cửa hàng bán đồ uống mang đi, chủ cửa hàng cũng luôn đầu tư vào bao bì bằng cách in ấn ly nhựa họa tiết, màu sắc đẹp mắt.

b. Giá thành rẻ

So với các vật liệu cứng khác như thủy tinh, kim loại, thì nhựa có giá thành rẻ nhất. Đó là chưa kể nếu sản xuất bao bì nhựa với số lượng lớn, thì giá còn sốc nữa. Do đó, với người làm kinh doanh, bao bì nhựa như túi nilong, ly nhựa PET, PP, hộp nhựa đựng cơm hỗ trợ họ rất nhiều. Vừa tiết kiệm chi phí vừa phát huy công năng đựng thức ăn đồ uống hiệu quả.

c. Bảo quản bền lâu

nhựa bảo quản tốt

Những hộp nhựa BPA Free được làm ra với chức năng đựng thực phẩm và bảo quản lâu hơn. Nhờ vào chúng, con người có thể giảm khả năng lãng phí và cho phép sử dụng sản phẩm trong thời gian dài hơn trước.

d. Ngăn chặn chất thải

Bao bì làm bằng nhựa giúp sản phẩm không rơi vãi bằng cách giữ chúng nguyên vẹn bên trong túi. Đặc biệt là chất lỏng. Với các loại nhựa PVC làm đường ống dẫn nước hiệu quả.

e. Bảo vệ

Bao bì nhựa là lựa chọn tốt nhất nếu muốn vận chuyển sản phẩm mà vẫn bảo toàn chúng nguyên vẹn. Hơn hết, dưới sự tấn công của độ ẩm, khí, côn trùng, vi sinh vật, ô nhiễm và ánh sáng, thì nhựa có chức năng bảo vệ rất tốt.

f. Vận chuyển

Sọt nhựa
Sọt nhựa giúp vận chuyển đồ dễ hơn

Với những phương pháp gia công nhựa hiện đại ngày nay đã chế tạo ra rất nhiều sản phẩm với kích cỡ phong phú. Nhờ vậy công việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trở nên thuận lợi hơn khi có bao bì nhựa. Chúng đàn hồi tốt, cứng mềm phù hợp cho mọi không gian và sản phẩm bên trong.

2. Vì sao các vật liệu thay thế nhựa vẫn chưa phổ biến

Tuy rằng vật liệu thay thế nhựa đã được sản xuất rộng rãi. Cũng có nhiều bài báo khuyến khích chúng ta nên sử dụng chung thay vì nhựa. Nhưng vì sao những vật liệu thay thế cho nhựa vẫn còn rất ít người sử dụng?

2.1. Thói quen sử dụng đồ nhựa

Bạn có công nhận rằng, thói quen thường rất khó bỏ? Đúng vậy, tiêu dùng đồ nhựa vốn đã là thói quen của người dân Việt Nam suốt bao thế hệ. Từ những người bà với chiếc làn nhựa quen thuộc, cho đến việc chúng ta mua ly nhựa trà sữa mang về uống.

ly nhựa mang đi

Thậm chí, nhiều nhà sản xuất còn cải tiến đồ nhựa cao cấp hơn. Như các hãng đồ nhựa nổi tiếng Lock&Lock, Tupperware ra mắt các dòng sản phẩm hộp bảo quản thực phẩm tươi ngon. Hộp nhựa giữ nhiệt, hộp cơm văn phòng,…đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng.

Do đó, thói quen dùng đồ nhựa càng khó thay đổi khi mà có nhiều sự lựa chọn đến thế. Từ cao cấp tới bình dân, ai cũng mua được.

Bên cạnh đó, nhựa cũng có nhiều ưu điểm. Đọc tiếp để biết đó là những gì bạn nhé!

2.2. Những ưu điểm của nhựa làm nó khó thay thế

Nhựa bền

Bạn có biết không, nhựa cũng có thể cứng như thép. Chính độ bền này giúp bảo vệ loại thực phẩm dễ hỏng, đồ lưu niệm dễ vỡ đến đồ điện tử đắt tiền khỏi sự tác động từ bên ngoài. Bao bì bằng nhựa đảm bảo sản phẩm của bạn khi trưng bày vẫn đẹp như mới vì ít bị hao mòn.

Nhựa bền cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn so với quá trình sản xuất kim loại.

Tính nhẹ

Hơn hết, tính nhẹ của nhựa được đánh giá cao. Theo thống kê, mặc dù hơn 50% tổng số hàng hóa của châu Âu được đóng gói bằng nhựa, nhưng nhựa chỉ chiếm 17% tổng trọng lượng bao bì.

bao nilong nhẹ

Sự kết hợp hoàn hảo giữa trọng lượng nhẹ và độ chắc chắn cao mà bao bì bằng nhựa giúp sản phẩm không làm tăng thêm khối lượng. Không những thế, còn bảo vệ sản phẩm tối đa.

Tính nhẹ của nhựa cũng gắn chặt với tính bền vững vượt trội của nó. Trọng lượng tương đối thấp của nó góp phần làm giảm khí thải nhà kính và mức tiêu thụ năng lượng cũng ít hơn so với các vật liệu khác.

Nhựa là vật liệu bền vững

Nhựa khó phân hủy và có hại cho môi trường là đúng. Thế nhưng, nó cũng không hề nguy hại như bạn nghĩ. Chẳng hạn nhựa cũng rất tiết kiệm tài nguyên môi trường vì tính chất chống ăn mòn và tính trơ sinh học của nó.

Có nhiều loại bao bì cũng được tái chế dễ dàng và thường xuyên, chẳng hạn như bạn có thể tái chế đồ nhựa làm vật dụng trọng nhà.

Nhựa rất linh hoạt

Bạn có nhớ nhựa có bao nhiêu hình dạng không? Với quy trình sản xuất ly nhựa hiện đại ngày nay, thật khó để nghĩ về một vật liệu đóng gói linh hoạt hơn nhựa. Chính xác nó có thể làm được:

– Vừa vặn bao bì với sản phẩm một cách chính xác bằng cách đặt khuôn riêng

– Có thể tạo thành mọi hình dạng như hình hộp, hình cầu, hình trụ…

– Đậy chặt sản phẩm hoặc cũng có thể mở ra dễ dàng hoặc móc treo đơn giản

– Đóng gói từ thứ nhỏ nhất như pin, cúc áo cho đến cái lớn hơn

– Đựng tất tần mọi thứ như thức ăn nóng, chất lỏng lạnh, axit hoặc bazơ.

3. Một số sản phẩm thay thế nhựa hiện nay

Dẫu nhựa khó thay thế nhưng không vì vậy mà bỏ qua các vật liệu thân thiện với môi trường. Dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo. Hãy thay đổi những sản phẩm có thể đổi thay bạn nhé!

3.1. Các vật dụng làm từ xơ mướp

vật dụng làm từ xơ mướp

Các sản phẩm như bông tắm, miếng rửa bát ngoài rẻ ra thì chúng còn không gây hại cho môi trường. Đặc biệt hơn nữa, chúng vừa mềm vừa nhẹ, khả năng tạo bọt tốt. Do đó dùng để rửa bát, làm bông tay rất hiệu quả.

Ngoài công dụng trên, xơ mướp còn có thể làm thành các đồ dùng như mũ, dép, túi,… Những sản phẩm làm từ xơ mướp có tính thẩm mỹ cao. Tận dụng triệt để quả mướp, hạn chế tạo thành phế phẩm ảnh hưởng tới môi trường.

3.2. Túi tự hủy sinh học

Chiếc túi có khả năng tự hủy với nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như bột ngô, khoai, sắn…Nếu dùng túi ni lông, nguy cơ bị phơi nhiễm các chất độc hại như BPA, phthalates tương đối cao. Ngược lại, khi sử dụng loại túi này lại an toàn hơn.

Túi tự hủy sinh học

Túi tự hủy sinh học là vật liệu thay thế túi ni lông một cách hoàn hảo. Nó vẫn đảm bảo công năng của một chiếc túi nilon thông thường. Dùng để đựng đồ đi chợ, đi siêu thị hay đựng bất kỳ thứ gì đều được.

Khác với nhựa, thời gian phân hủy của túi chỉ vài tháng. Đồng thời, túi có thể tự hủy thành các chất vô cơ và sinh khối, tạo ra mùn tốt cho đất nuôi trồng cây.

3.3. Ống hút chất liệu tự nhiên

Nếu như ly nhựa dùng một lần đôi lúc khó thay thế thì chiếc ống hút lại là câu chuyện khác. Bạn có thể loại bỏ ống hút bằng nhựa thay vào đó là các loại sau:

– Ống hút giấy: giấy kraft hoặc giấy trắng, giấy màu là nguyên liệu chính làm ra loại ống hút này. Nhà sản xuất cũng chỉ dùng sáp ong hoặc hồ dán làm từ bột gạo/bột mì để làm chất kết dính.

– Ống hút bột gạo: Người ta lấy bột gạo, bột mì và nước màu từ rau củ như củ dền rồi tạo thành ống hút. Với thành phần 100% tự nhiên, khả năng gây hại cho con người lẫn môi trường bằng 0.

– Ống hút cỏ: đúng như tên gọi, dòng sản phẩm ống hút này làm từ cỏ bàng hoặc cỏ sậy, là loại có thân rỗng, không chất hóa học, trước khi đem đi tiêu thụ sẽ tiệt trùng bằng máy nên đảm bảo vệ sinh.

– Ống hút tre: tre vốn là loại sinh trưởng nhanh nên nó cũng được tận dụng để làm vật liệu thay thế nhựa. Tính cứng cao, chắc chắn và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Ống hút tre

– Ống hút gỗ: nguyên liệu chính làm ra là gỗ tuyết tùng – loại gỗ có đặc tính bền, không hút ẩm. Điểm quan trọng ở đây là ống hút gỗ có thể tái dùng nhiều lần, tiết kiệm chi phí.

– Ống hút rau củ: 100% nguyên liệu tinh bột rau củ như: tinh bột gạo, tinh bột khoai tây, tinh bột chuối, sắn dây…

Đặc điểm chung của các loại ống hút trên là nguyên liệu làm ra có sẵn trong tự nhiên. Khả năng phân hủy nhanh trong môi trường chỉ mất 3 – 7 tuần. Hơn thế, chúng có thể tự hủy, không cần con người tác động.

3.4. Ống hút inox      

                         

Nếu các loại ống hút bột, tre, cỏ bàng phần lớn khá mỏng manh, thông thường thích hợp dùng một lần. Thì ống hút kim loại lại bền vững theo thời gian. Tần suất tái sử dụng không giới hạn. Thoặt đầu chi phí đầu tư hơi cao, nhưng mua rồi là dùng mãi.

Một ưu điểm nữa của ống hút kim loại là làm từ loại thép không gỉ, chắc chắn hơn so với các loại ống hút thông thường. Vì là kim loại, nên không lo bị mềm, bị rách như ống hút giấy. Cũng dễ dàng làm sạch, tiệt trùng.

3.5. Tô giấy đựng thực phẩm                                       

Các loại tô, hộp nhựa nếu không phải loại cao cấp thì không tránh khỏi khả năng bị chảy nhựa dưới nhiệt độ cao. Điều ảnh ảnh hưởng trực tiếp tới thực phẩm và gây hại cho sức khỏe con người.

Tô giấy đựng thực phẩm    

Vì thế bạn có thể cân nhắc về việc thay thế bằng các loại tô giấy, hộp giấy. Phần lớn chúng làm từ giấy kraft hoặc giấy PO, không chứa chất độc hại. Đựng đồ ăn lạnh hay nóng như súp, phở, cháo đều không thành vấn đề.

Đặc biệt với các nhà hàng, quán đồ ăn, đồ uống take away việc sử dụng các loại tô giấy đựng thực phẩm là cách để bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cũng để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.

>>> Đọc thêm: So sánh ly giấy và ly nhựa

3.6. Ly uống nước từ bã mía

Người ta đã phát hiện bã mía là sản phẩm thay thế đồ nhựa hiệu quả. Tương tự như ly nhựa dùng một lần, ly bã mía cũng có thể đựng đồ uống nóng/lạnh, và tái sử dụng nhiều lần không làm ảnh hưởng tới hình dạng ly. Quan trọng nó có thành phần 100% thuận tự nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao không sinh ra phản ứng độc hại như đồ nhựa.

ly bã mía

Thời gian phân hủy rất nhanh, chỉ 45 ngày. Nhận thấy ưu điểm vượt trội của bã mía, nhiều nơi còn sản xuất thêm các dòng sản phẩm khác như hộp bã mía, tô chén bã mía để thay thế các loại đồ nhựa 1 lần. Ngày nay, chúng khá phổ biến ở nhiều cửa hàng ăn uống, kinh doanh take away.

Hi vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn vì sao các vật liệu thay thế nhựa vẫn chưa thể phổ biến. Cho dù có hàng loạt sản phẩm thân thiện ra đời. Tuy rằng chưa thể loại bỏ nhựa hoàn toàn, nhưng bạn hãy dùng nhựa một cách hợp lý nhé!

In ly nhựa trà sữa

Các mẫu ly nhựa đẹp nhất 2022

Rất dễ dàng bắt gặp ly nhựa trong cuộc sống ngày nay. Đặc biệt tại các cửa hàng trà sữa, cafe, dịch vụ take away, các mẫu ly nhựa đẹp trở thành dụng cụ không thể thiếu. Nếu như không có ly nhựa, bạn phải sử dụng chất liệu khác như giấy hay thủy tinh, kim loại. Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn vô cùng. 

Thử nghĩ mà xem, bạn phải bỏ ra bao nhiêu tiên để mua ly thủy tinh, kim loại nhưng không thể để khách mang về? Ly giấy thì thân thiện đấy, nhưng không có độ cứng, khó khăn trong vận chuyển, dễ trào nước ra ngoài. Nhưng với ly nhựa, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Dưới đây là các kiểu ly nhựa đẹp nhất 2022 đang chờ bạn khám phá. Đọc ngay!

1. Vì sao nên sử dụng ly nhựa dùng một lần?

Như đã khẳng định từ trước, ly nhựa là dụng cụ mà cửa hàng kinh doanh đồ uống nào cũng nên có. Những chiếc ly nhựa dùng một lần có giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí. Hơn nữa lại tiện lợi, chất liệu bền, dẻo, dễ sử dụng. Đặc biệt hơn, chất liệu nhựa dễ in ấn, do đó ly có tính thẩm mỹ cao. Tối ưu hiệu quả tiếp thị và thu hút nhiều khách hàng. Ly nhựa đích thị là bao bì sản phẩm trong marketing nên có. 

2. Lợi ích của ly nhựa sử dụng một lần

Rõ ràng, nhìn vào bên ngoài, chúng ta chỉ biết ly nhựa có tác dụng đựng đồ uống chắc chắn. Thế nhưng, hơn thế nữa, ly làm bằng nhựa lại có nhiều lợi ích:

– Đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ly nhựa PP, ly nhựa PET là những vật liệu được chứng nhận an toàn. Vì thế chúng không chỉ được dùng ở những cửa hàng trà sữa, nước giải khát. Mà còn hữu ích tại các sự kiện đông người, tiệc tùng, quán ăn nhà hàng, địa điểm công cộng như bệnh viện, trường học…

In ly nhựa tphcm
In ly nhựa tphcm

In ly nhựa giá rẻ còn là chiến lược marketing hiệu quả. Những chiếc ly có in logo thương hiệu, địa chỉ quán tạo phong cách riêng cho từng quán. Vừa tránh nhầm lẫn vừa xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng.

Hơn 10.000+ quán trà sữa lớn nhỏ, quán nước giải khát đang sử dụng loại ly này. Vậy những chiếc ly nào đang làm mưa làm gió? Khám phá ngay các mẫu ly nhựa đẹp.

3. Các kiểu ly nhựa đẹp nhất năm 2022

Thiết kế ly nhựa 2022 tiếp tục chú trọng về chất lượng, đa dạng dung tích như ly nhựa 300ml, 500ml,… Bên cạnh đó, các mẫu ly nhựa in logo hướng tới sự đơn giản, tinh tế, tập trung vào thương hiệu và để lại ấn tượng.

Khi tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam bước sang trạng thái bình thường mới, nhiều cửa hàng mới mở ra, số lượng tiêu thụ ly nhựa vì thế ngày một nhiều.

3.1. Ly nhựa nắp cầu

Ly nhựa nắp cầu với thiết kế chiếc nắp tựa như nửa quả cầu, tạo khoảng rộng trên miệng ly cắm ống hút tiện lợi. Đây là mẫu ly nhựa xuất hiện phổ biến ở nhiều cửa hàng.

Ly nhựa nắp cầu bên ngoài đẹp mắt, bên trong đựng đồ uống tiện dụng. Điểm nổi bật của chiếc ly này là chiếc nắp hình nửa quả cầu ôm trọn miệng ly, giúp ly sở hữu 2 ưu điểm lớn:

ly nhựa pet

– Thứ nhất, giữ đồ uống bên trong luôn nguyên vẹn, nhất là những món đầy ắp “topping” nhô vượt quá miệng ly

– Thứ hai, “hack” chiều cao ly đáng kinh ngạc. Không những tổng thể trông đẹp mắt, mà còn tạo cảm giác lượng thể tích đồ uống đựng bên trong nhiều hơn.

Ly nhựa nắp cầu thích hợp đựng trà sữa, sinh tố, nước ép trái cây… Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ với loại ly này là chỉ thích hợp cho khách uống tại chỗ hoặc vừa đi vừa uống. Không nên sử dụng để take away, ship hàng vì dễ làm đồ uống chảy đổ ra ngoài và không xếp chồng ly lên được.

3.2. Ly nhựa nắp bằng

Thay vì lo lắng những chiếc ly nắp cầu cản trở đồ uống mang đi, thì ly nhựa nắp bằng là giải pháp thay thế tối ưu nhất. Kiểu ly nắp bằng có 2 kiểu tiện lợi là kiểu nắp ép màng hoặc nắp nhựa đậy ngang, đóng kín miệng ly.

ly-nhua-cafe
Ly nhựa cafe

in-ly-so-luong-it-chat-luong

Với lợi thế đơn giản, dễ sử dụng, nhiều quán trà sữa, nước ép yêu thích và sử dụng. Hơn nữa, với thiết kế nắp bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc ship hàng. Chúng dễ dàng xếp chồng lên nhau, yên tâm mang đi xa không lo đổ nước.

Trà sữa trân châu, trà sữa thái xanh, thái đỏ, các loại nước ép, nước mía, sâm bí đao,…hoàn toàn thích hợp với chiếc ly nhựa này bạn nhé!

3.3. Ly nhựa dùng một lần đáy bầu 

Thoặt nhìn, ly nhựa đáy bầu có hình dáng giống với ly nhựa nắp cầu. Tuy nhiên, ly nhựa đáy bầu lại trông “mũm mĩm”, “ngắn gọn” và trông đáng yêu hơn.

Những đặc tính nổi bật của mẫu ly nhựa đẹp này là mềm, dẻo, chắc chắn, dày dặn và khả năng chịu nhiệt tốt, dễ ép màng làm nắp. Sự xuất hiện rộng khắp ở các quán cafe, trà sữa là minh chứng cho sự “nổi tiếng” của kiểu ly nhựa dùng một lần đáy bầu.

Với cách tạo ra ly nhựa hiện đại cho ra mẫu ly nhựa đáy bầu đáng yêu:

ly-nhua-cafe-take-away

in-ly-cafe-take-away

3.4. Ly nhựa nút trái tim

Thiết kế nắp nhựa có nút trái tim dễ thương đã đốn gục hàng trăm khách hàng và chủ quán. Là kiểu ly “sinh sau đẻ muộn” nhưng rất nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Cho đến năm 2022, thì đây vẫn là chiếc ly nhựa dùng một lần hot hit.

Chắc chắn điểm nhấn của kiểu ly nhựa này là nắp màu đen/ trắng với nút trái tim màu đỏ nổi bật. Ưu điểm ở đây còn phải kể đến là khi bật nút lên, bạn dễ dàng uống trực tiếp hoặc cắm ống hút. Cực thích hợp để thưởng thức trà lạnh hoặc trà sữa với lớp kem cheese bên trong.

Ly làm bằng chất liệu PP, nên có thể yên tâm về độ cứng cũng như an toàn sức khỏe.

Một số mẫu ly nhựa nút trái tim đẹp

ly-nhua-tra-sua-nut-tim-at-mat-sau

ly nút tim

 

3.5. Ly nhựa nắp hình gấu dễ thương

Một mẫu ly nhựa PP khác cần phải nhắc đến chính là chiếc ly có nắp hình gấu đáng yêu. Chính kiểu nắp này đã khiến cho ly trở nên thật nổi bật. Nắp làm từ nhựa cứng, họa tiết tai gấu với màu sắc chủ đạo là đen và trắng trong suốt.

Chiếc ly nắp hình đầu gấu có vẻ ngoài dễ thương, thích hợp cho các bạn trẻ năng động thích chụp ảnh. Hiện có nhiều quán trà sữa, sinh tố, nước ép trái cây đặt mua số lượng lớn.

ly nắp gấu

3.6. Mẫu ly nhựa 2 ngăn

Ly nhựa 2 ngăn là một sáng tạo mang tính đột phá, kích thích khách hàng muốn uống nhiều vị nhưng giá tiết kiệm. Hoặc cũng thích hợp cho nhóm bạn thưởng thức nhiều hương vị trong cùng một ly.

Chia đôi ly ra làm 2 ngăn tách biệt ở phần đáy. Miệng ly hình tròn, có thể dùng được cả nắp nhựa (nắp hình cầu, nắp phẳng) hoặc ép màng nhựa ly. Chất liệu nhựa cứng, mặc dù 2 ngăn nhưng kiểu ly cao, dung tích vừa đủ để đựng đồ uống mỗi ngăn.

Thưởng thức trà sữa 2 in 1 với mẫu ly nhựa 2 ngăn

Trà sữa 2 ngăn đã làm mưa làm gió trong năm 2019. Cho đến bây giờ, kiểu thiết kế này vẫn là một trong những mẫu cốc nhựa trà sữa đẹp sử dụng nhiều.

ly nhựa 2 ngăn

ly 2 ngăn

3.7. Ly nhựa bóng đèn

“Độc” và “lạ” nhất trong các kiểu ly nhựa bóng đèn là những gì mà Thanh Tâm muốn giới thiệu với bạn qua bài viết này. Với thiết kế ấn tượng, trông như thật. Mẫu ly nhựa này đang được nhiều cửa hàng săn đón.

Thay thế những kiểu ly nhựa truyền thống, ly nhựa hình bóng đèn vẫn đảm bảo công năng đựng đồ uống. Ngoài ra còn có kiểu dáng độc lạ, gây ấn tượng khách hàng mạnh mẽ.

ly nhựa bóng đèn

3.8. Ly nhựa 2 lớp mới lạ

Ly nhựa 2 lớp với lớp gel giữ lạnh, giúp giữ lạnh lâu hơn, duy trì hương vị đồ uống ngon hơn. Đặc biệt là khi cho ly vào ngăn đá 2 – 3 tiếng trước khi dùng thì ly sẽ làm lạnh cafe, trà sữa hay đồ uống khác một cách nhanh chóng, mà không cần dùng đến đá.

Nắp của ly nhựa 2 lớp có thể là nắp cầu có tai thỏ đáng yêu, hay nắp bằng thuận tiện cho take away. Đây là mẫu ly nhựa đẹp xứng đáng nằm trong danh sách những vật dụng kinh doanh cần có.

ly nhựa 2 lớp

3.9. Ly nhựa gấp gọn bỏ túi

Có nhiều kiểu ly nhựa cafe take away, trà sữa, nhưng dùng một lần rồi thôi. Để bảo vệ môi trường hơn, bạn hoàn toàn có thể dùng đến kiểu ly nhựa gấp gọn độc đáo này.

Làm từ nhựa BPA FREE đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ly nhựa gấp gọn vô hại khi sử dụng. Có khả năng chịu nhiệt cao từ 50 đến 200 độ C. Quan trọng nó nhỏ gọn, dễ bỏ túi và tái sử dụng nhiều lần.

ly nhựa gấp gọn

3.10. Cốc nhựa đổi màu

Không chỉ bạn, mà khách hàng cũng sẽ rất hào hứng khi chiếc ly của mình chuyển từ màu này sang màu khác. Là mẫu cốc nhựa đẹp và độc lạ đang được giới trẻ “săn lùng” ráo riết. Thiết kế ấn tượng với khả năng biến đổi màu sắc trong phút chốc. Tùy thuộc vào nhiệt độ đồ uống mà ly sẽ chuyển sang màu khác nhau.

ly đổi màu

3.11. Ly nhựa hình trái tim

Năm 2022, bàn về các mẫu ly nhựa trà sữa đẹp, thì không thể bỏ qua mẫu ly hình trái tim độc đáo này được. Mẫu ly uống nước này khiến các tín đồ trà sữa mê tít vì vẻ ngoài cực “đốn tim”.

Thiết kế thoặt nhìn trông có vẻ đơn giản nhưng lại rất bắt mắt. Nhà sản xuất đã thiết kế chiếc ly với phần đáy, thay và miệng đều có hình trái tim. Đây là mẫu ly được các cửa hàng trà sữa mua về rất nhiều trong thời gian qua. Hứa hẹn trong năm 2022, nó vẫn chiếm vị thế cao trong “giới” trà sữa.

ly nhựa hình trái tim

3.12. Ly nhựa hình quả trứng

Bên cạnh cốc hình trái tim, thì ly nhựa hình quả trứng cũng là mẫu ly nhựa trà sữa đẹp 2022. Với kiểu dáng đặc biệt, y hệt một quả trứng, ban đầu tạo cảm giác thú vị cho người dùng. Tiếp theo là với hình dạng to ú ụ như thế, khiến đồ uống trông nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chất liệu nhựa chắc chắn, bề mặt nhẵn, thuận lợi để in logo, dán decal thương hiệu thật nổi bật.

ly nhựa hình quả trứng

3.13. Ly nhựa PP vuông nắp tim

Ra mắt vào đầu năm 2021, ly nhựa vuông nắp tim vẫn còn là dòng sản phẩm khá mới. Nhưng không vì thế mà kém nhiệt, nó vẫn “khuấy đảo” các tín đồ trà sữa bởi kiểu dáng góc cạnh dễ cầm nắm. Mẫu mã độc lạ, đủ dung tích từ 500ml, 600ml và 700ml. Vô tư uống nước uống trà sữa hay cafe thỏa thích.

Đặc biệt, làm từ nguyên liệu nhựa PP nguyên sinh đạt chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. An toàn ngay cả khi đựng nước nóng. Hoàn toàn phù hợp với mọi loại đồ uống.

Trên đây là 13 mẫu ly nhựa đẹp nhất 2022, đón đầu xu hướng kinh doanh đồ uống mang đi mà các bạn không nên bỏ qua. Đặc biệt đối với những ai đang có ý định kinh doanh trà sữa, nước giải khát, nhất là trong mua dịch hạn chế di chuyển này, thì dịch vụ order take away bằng ly nhựa chắc chắn không thể thiếu rồi.

Dù bạn là cửa hàng nhỏ, lớn hay chỉ là các quán take away, khách hàng sẽ luôn nhớ tới bạn nhờ ly có logo trà sữa, logo ly cafe độc đáo.  Hãy liên hệ ngay với Thanh Tâm để được tư vấn tận tình nhé.

Một số mẫu ly nhựa siêu đẹp tại Thanh Tâm

ly-nap-cau-360ml-pet
Ly nắp cầu dung tích 360ml
ly-nap-cau-500ml-pet
Đây là ly nhựa nắp cầu 500ml
ly-nap-cau-470ml-pet
Ly nắp cầu dung tích 470ml
ly-nhua-tra-sua-nut-trai-tim-helen-tea
Ly nhựa trà sữa nút trái tim 
bao bì là gì

Bao bì sản phẩm là gì? Lợi ích to lớn của bao bì sản phẩm trong marketing

Bao bì sản phẩm đã xuất hiện từ rất lâu. Là thứ quá quen thuộc trong cuộc sống, nhưng không phải cũng hiểu rõ bao bì sản phẩm là gì? Cũng như hiểu hết về tầm quan trọng của bao bì sản phẩm trong marketing.

Hãy thử tưởng tượng, nếu không có bao bì, cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Không thể đóng gói sản phẩm, nhất là chất lỏng, các loại hạt, gia vị muối, đường. Làm thế nào để vận chuyển sản phẩm từ một nơi cách chúng ta nửa vòng trái đất. Hay siêu thị trở nên trống trơn vì sản phẩm không thể được trưng bày do không có bao bì.

Bởi vậy, hay quay trở lại và tìm câu trả lời chính xác về bao bì bạn nhé!

1. Bao bì sản phẩm là gì?

Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau cho bao bì. Nhưng tất cả đều có chung một ý nghĩa.Tức là bao bì là một sản phẩm đặc biệt, chức năng chính là bao bọc và chứa đựng. Để bảo vệ hàng hóa bên trong nguyên vẹn. Bao bì phải tạo điều kiện thuận lợi khi di chuyển, bảo quản và tiêu thụ bên ngoài. 

Bao bì bao gồm chất liệu, màu sắc, hình ảnh, và chữ viết được sử dụng trên bất kỳ loại chất liệu nào như ly nhựa, vỏ chai hay hộp đựng.

Bao bì sản phẩm thường gắn với cách thức bảo quản và trưng bày sản phẩm. Phần lớn, nhà sản xuất sẽ thiết kế bao bì rất hấp dẫn, bắt mắt. Có in logo và thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp, sao cho thu hút khách hàng nhất.

bao bì sản phẩm

2. Phân loại bao bì sản phẩm ngày nay

Để phát huy tốt vai trò của bao bì sản phẩm trong marketing, thì trước hết, người thiết kế và sản xuất phải hiểu được mình cần loại bao bì gì. Thế nên, phân loại bao bì sản phẩm sẽ thứ bạn cần vào lúc này. Vậy đó là gì?

2.1. Phân theo công dụng

Theo công dụng, bao bì sản phẩm sẽ gồm 2 loại như sau:

– Bao bì trong: tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Công dụng chính là để đóng gói hàng hóa. Nếu sử dụng bao bì này, thì giá của nó sẽ được cộng vào giá trị sản phẩm mà bạn bán. 

– Bao bì ngoài (bao bì vận chuyển): công dụng là để giúp bảo vệ nguyên vẹn chất lượng lẫn số lượng sản phẩm. Hỗ trợ công tác vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. 

2.2. Phân theo độ chịu nén

Sự phân loại bao bì dựa vào khả năng chịu nén, độ cứng thì được chia làm 3 loại: bao bì cứng, bao bì nửa cứng, bao bì mềm, chi tiết như sau:

– Bao bì cứng: có công dụng giữ nguyên trạng sản phẩm bên trong khi vận chuyển và xếp dỡ. Chịu tải tốt. Bền với tác động cơ học từ bên ngoài.

bao bì cứng

– Bao bì nửa cứng: vẫn có công dụng bảo vệ sản phẩm từ bên trong trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tuy vậy chỉ ở một mức độ nhất định. Không giống như bao bì cứng hoàn toàn, loại bao bì này vẫn bị biến dạng dưới tác động của sức ép. 

– Bao bì mềm: do có tính mềm nên rất dễ bị biến dạng dưới tác động cơ học từ bên ngoài. Nhưng vẫn có khả năng chịu lực va chạm tốt khi bốc dỡ, vận chuyển. Bao bì mềm phù hợp cho những loại sản phẩm như bột, hạt. 

2.3. Phân theo vật liệu chế tạo

Các loại bao bì sản phẩm còn được phân chia theo vật liệu chế tạo. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, chúng được chia thành các loại sau:

– Bao bì sản phẩm bằng giấy, bìa, carton: loại này hiện nay rất phổ biến, chiếm đến 70% bao bì sản phẩm trên thị trường. Đặc điểm nổi bật là có thể chống ẩm, côn trùng, chịu xé và chịu sự va đập, bắt lửa kém, chịu nhiệt tốt. Đặc biệt hơn, giấy bìa, carton không mùi, không màu, không độc và dễ dàng tái chế. 

bao bì giấy
Bao bì giấy

– Bao bì sản phẩm bằng vật liệu tổng hợp, nhân tạo: polime, màng chất dẻo, bao bì nhựa, cao su nhân tạo…là những chất liệu chính để sản xuất ra loại bao bì này. Ngoài ra, còn kết hợp nhiều loại với nhau và bổ sung phụ gia trong nhàng để đảm bảo khi vận chuyển, nó vẫn làm tốt nhiệm vụ bảo quản sản phẩm.

bao bì nhựa
Bao bì nhựa

– Bao bì sản phẩm bằng đồ gốm, thủy tinh: với các dạng chất lỏng như rượu bia, hóa chất, dược phẩm, đồ uống các loại…thì bao bì này rất thích hợp. Tính chất nổi bật của loại bao bì này là không độc, không phản ứng hóa học với sản phẩm chứa đựng. Tuy vậy, chúng lại dễ vỡ do có tính cứng dưới tác động vật lý. 

3. Vai trò của bao bì sản phẩm

Tầm quan trọng của bao bì sản phẩm là thứ không thể phủ nhận. Nếu không có bao bì, sản phẩm sẽ không thể được tiêu thụ. Dễ hỏng hóc, khó bảo quản. Quá trình vận chuyển, cung ứng cũng trở nên khó khăn. Do đó, lợi ích của bao bì sản phẩm giúp đời sống sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất dễ dàng hơn. 

3.1. Giúp bảo vệ tốt sản phẩm

Lợi ích ban đầu của bao bì sản phẩm chính là để bảo vệ hàng hóa từ bên trong. Dẫu bị va đập, bị vỡ hay tác động từ môi trường thì sản phẩm gần như nguyên vẹn hoặc có ảnh hưởng nhưng ít. Thế nên, nhiều nhà thiết kế đôi khi quá quan tâm tới màu sắc, hình ảnh trên bao bì mà quên mất đầu tiên, nó phải có chức năng lưu giữ sản phẩm an toàn. Nếu không tốt vai trò này ngay từ ban đầu, thì bao bì cũng trở nên vô nghĩa.

bảo vệ sản phẩm

3.2. Vai trò ngăn cách

Môi trường bên ngoài rất dễ tổn hại đến sản phẩm. Những tác nhân như bụi bẩn, hơi nước khiến sản phẩm bị oxy hóa và nhiễm khuẩn. Và vai trò của bao bì sản phẩm ở đây là ngăn cách những tác nhân gây hại ấy tiếp xúc với sản phẩm.

3.3. Truyền tải thông tin thuận lợi

Trong quá trình doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, những thông tin như tên, thành phần, cấu tạo, công dụng, thông tin của nhà sản xuất, hạn sử dụng…cũng được in ấn đầy đủ trên bao bì. Thông qua đó truyền tải thông tin đến tận tay khách hàng thuận lợi. Khách hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn về sản phẩm doanh nghiệp của bạn.

truyền tải thông tin

3.4. Giúp bảo quản, vận chuyển dễ dàng

Vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác mà thiếu đi bao bì sản phẩm sẽ không thể diễn ra suôn sẻ.

3.5. Vai trò của bao bì sản phẩm trong marketing

Bao bì sản phẩm là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing. Thật vậy, những chiếc bao bì có in logo nổi bật không chỉ khiến khách hàng ấn tượng mà còn dễ lan tỏa thương hiệu. Việc in ấn logo, hình ảnh thương hiệu lên bao bì còn làm tăng niềm tin khách hàng. Khi hàng kém chất lượng, thiếu thông tin về sản phẩm khiến họ ái ngại. Thì bao bì của bạn có đầy đủ nội dung, logo thông tin rõ ràng sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng.

bao bì trong marketing

Hơn nữa, bao bì giúp cho khách hàng nhận ra thương hiệu một cách dễ dàng. Hay có thể nói, bao bì như một tấm danh thiếp của sản phẩm. Thu hút khách hàng và tác động đến quyết định của mua. Đồng thời làm tăng giá trị sản phẩm. Nhiều khách hàng nhận diện bao bì sản phẩm nhanh hơn nhận diện một thương hiệu. Ai đi mua sữa Vinamilk cũng nhận ra ngay bao bì quen thuộc là màu xanh dương và trắng.

Thông qua màu sắc và logo, bao bì giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm mới và thúc đẩy số lượng tiêu thụ sản phẩm hiện tại.

lợi ích của bao bì trong marketing
Bao bì sữa Vinamilk

Thiết kế bao bì còn trở thành phong trào sôi nổi trong những năm gần đây. Nhiều nhà sản xuất chiêu mộ những bạn trẻ thiết kế năng động để tạo ra bao bì ấn tượng cho doanh nghiệp mình. Có thể nói vai trò của bao bì ngày càng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, nhất quán.

3.6. Mang đến sự tiện lợi

Các sản phẩm được đóng gói trong bao bì sẽ được vận chuyển nhanh chóng. Hoạt động trưng bày sản phẩm ở siêu thị, cửa hàng bán lẽ cũng thuận tiện. Bên cạnh đó, người mua cũng dễ dàng cầm nắm, đọc thông tin trên bao bì trước khi mua.

4. Ví dụ về bao bì sản phẩm trong marketing

Với công nghệ in ngày càng phát triển, thì có thể in logo thương hiệu lên bất kỳ chất liệu nào. Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bao bì sản phẩm trong marketing, Thanh Tâm sẽ đưa ra một vài ví dụ, bạn đọc tiếp nhé…

a. Túi ni lông

Dẫu túi nilon về mặt môi trường thì không thân thiện. Nhưng đây vẫn là một trong những bao bì sản phẩm thông dụng nhất hiện nay. Với công nghệ in lụa, in offset thì dễ dàng in logo lên túi.

túi ni lông

b. Bao bì nhựa

Sản phẩm nổi bật và đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay thuộc bao bì nhựa chính là ly nhựa. Những chiếc ly nhựa PET, ly nhựa PP với dung tích đa dạng ngày càng phổ biến bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng trà sữa, quán cafe.

Khi tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam do dịch bệnh trở nên phức tạp, dịch vụ mang đi (take away) bùng nổ. Các kiểu ly nhựa đẹp được các cửa hàng quan tâm & tìm mua rất nhiều. Nhằm phục vụ kinh doanh tốt hơn trước thị trường biến động.

Không dừng ở đó, dựa vào lợi ích của bao bì sản phẩm trong marketing, in ly nhựa giá rẻ giúp lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn.

ly nhựa in logo

>>> Đọc thêm: Cách lấy ý tưởng thiết kế logo FREE chưa bao giờ dễ đến thế

c. Túi giấy

Tiến tới những sản phẩm thân thiện với môi trường, bao bì sản phẩm cũng dần thay đổi. Và chất liệu giấy lên ngôi, trong đó phải kể đến túi giấy. Túi làm bằng giấy có thể tái chế dễ dàng, an toàn và cũng đảm bảo đầy đủ chức năng. Khi nhiều người lựa chọn sử dụng túi giấy thì doanh nghiệp cũng phải đón đầu xu hướng.

Tuy rằng túi giấy có ích với môi trường, nhưng các vật liệu thay thế nhựa vẫn chưa thể phổ biến do thói quen tiêu dùng, cách sinh hoạt, sản xuất vẫn còn phụ thuộc nhiều vào vật liệu nhựa. Để thay đổi phải mất nhiều thời gian.

túi giấy

Dẫu bao bì sản phẩm là gì, thì lợi ích của bao bì sản phẩm, đặc biệt là với marketing đều có ảnh hưởng quan trọng. Vậy nên, nếu bạn đang và sẽ kinh doanh mặt hàng nào đó cần sử dụng bao bì. Hãy tận dụng nó và dựa vào bao bì để xây dựng thương hiệu và lan tỏa thương hiệu rộng rãi nhất bạn nhé!

 

Ly-nhua-nap-tim

Ly nhựa trà sữa nút trái tim

Đầu tháng 8 năm 2017, trên thị thường bắt đầu đánh dấu sự hiện diện của Heekcaa, Royal Tea… cùng với đó là sự xuất hiện của ly nhựa trà sữa nút trái tim. Những chiếc ly cao, nắp đen – trắng hoặc cùng chất liệu với chiếc ly đã tạo nên cơn sốt thực sự cho nhiều cửa hàng trà sữa tại Việt Nam. Là một trong những cửa hàng luôn muốn tạo sự mới mẻ cho khách hàng – bạn cũng muốn sở hữu chúng? Nhưng…
– Mua ly nhựa nút trái tim ở đâu?
– Chiếc ly trà sữa nắp tim này có gì đặc biệt?
– Giá một chiếc ly có nắp trái tim này bao nhiêu?
– Có bao nhiêu dung tích? 500ml – 700ml hay còn loại nào khác?

Nếu bạn đang quan tâm đến chúng và cần tìm lời giải đáp thì bài viết dưới đây bạn chắc chắn không thể bỏ qua rồi!…

Ly-nhua-nap-tim
Ly nhựa nắp tim

1. Nguồn gốc ly nhựa trà sữa nút trái tim?

Trước thực trạng nhựa độc hại cho sức khỏe, chắc hẳn bạn cũng băn khoăn liệu những chiếc ly này có chất lượng hay không. Nguồn gốc của chúng từ đâu phải không nào?
Liên hệ với Hiệp hội ngành nhựa Việt Nam và cục xúc tiến thương mại, Thanh Tâm được biết tại Việt Nam hiện chưa có 1 công ty nào đủ năng lực sản xuất loại ly này. Lý do là công nghệ mới cần phải được thử nghiệm và các công ty cũng đang “chờ thời” xem liệu chúng có phải chỉ 1 trào lưu hay là sản phẩm đáng để đầu tư lâu dài.
Chính vì thế, Thanh Tâm khẳng định rằng những chiếc ly này chỉ có nguồn gốc nhập khẩu.
Là một công ty lớn và nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất, in ấn ly nhựa Thanh Tâm là địa chỉ đầu tiên được các công ty nhập khẩu tại TPHCM liên hệ để chào hàng.

Để các bạn có thể xem kĩ hơn về dạng ly nhựa này, các bạn hãy tham khảo video bên dưới nhé:

2. Đặc điểm của ly nhựa cứng nút tim

Chất liệu:
Về cơ bản thì ly nhựa có nút trái tim vẫn có thành phần chính và có đầy đủ đặc điểm như ly nhựa PP. Tuy nhiên, loại ly này cứng hơn – giòn hơn và dễ vỡ hơn. Ly cứng dạng này cũng có thể chịu được nhiệt.

Ngoài ra, bên cạnh chất liệu nhựa PP,  ly nút trái tim cũng được làm ra với đặc tính tương tự như ly nhựa PET. Vì pet và pp là nguyên liệu rất phổ biến m

Trọng lượng:
Thông thường 1 thùng carton số lượng 1000 cái kích thước 70x70x70cm. Trọng lượng thùng lên đến 25kg.

Phân loại:
Theo dung tích: Ly nút trái tim gồm 2 dung tích chính là 500ml và 700ml
Theo kích thước miệng: Gồm ly đường kính 90mm và 95mm

Cụ thể mỗi loại sẽ như sau:

– Ly nắp tim 500ml

  • Chiều cao: 135mm
  • Đường kính miệng (phi): 90mm
  • Đường kính đáy: 55mm

– Ly nắp tim 700ml

  • Chiều cao: 180mm
  • Đường kính miệng (phi): 90mm
  • Đường kính đáy: 55mm

Chú ý: Loại thông dụng nhất vẫn là ly 500ml và 700ml có đường kính 95mm. Đây là loại ly cao, ốm. Với hình dáng cao sẽ tạo cho khách hàng uống trà sữa cảm giác nhiều. Dạng ốm cũng tạo cảm giác sang trọng, cao cấp hơn so với dạng 90mm sẽ có dạng lùn, mập.

3. Giá trái tim in logo

Kĩ thuật in trên ly trái tim cũng tương tự trên ly nhựa pet – pp thông thường gồm in lụa và in offset. In 1 màu áp dụng kĩ thuật in lụa và 2 màu là kĩ thuật offset.
Thực tế in offset trên ly nhựa nắp nút tim phức tạp và tốn thời gian hơn rất nhiều so với ly nhựa truyền thống. Ly nắp nút tim tiêu tốn đến 6h in và thời gian chuẩn bị lên đến hơn 45 phút cho mỗi đơn hàng. Trong khi đó, thời gian cho loại ly truyền thống chỉ là 3h và chuẩn bị 30 phút.
Số lượng tối thiểu để in 1 màu trên ly trà sữa cứng này là 1.000 cái và in 2 màu là 10.000 cái.
Các bạn tham khảo bảng giá bên dưới nhé. Bảng giá được chia thành 2 loại in 1 màu và 2 màu. Đồng thời, giá ly nắp trái tim 500ml và 700ml cũng khác nhau.

Bạn cần thông tin về GIÁ MỚI NHẤT?
Bạn muốn có giá ly tim CẠNH TRANH & NHANH NHẤT?
GỌI NGAY! 093 67 65 001 Hotline: 24/24!!!

4. Những lưu ý khi in ly trà sữa có nút hình trái tim

Chiều cao ly khoảng 17cm nên chiều cao logo Thanh Tâm khuyên các bạn nên sử dụng là 7cm. Trong khi đó chiều rộng 1 mặt khoảng 5cm.
Đây là loại ly 700ml nhưng có đặc tính giòn, do đó khi đóng mở nắp dễ bị bể. Đặc điểm này là do kĩ thuật sản xuất mà các nhà máy tại Đài Loan vẫn chưa khắc phục được. Trước khi sử dụng loại này các bạn nên cân nhắc kĩ nhé.

5. Hình ảnh chiếc ly nút trái tim đã in logo tại Thanh Tâm

a. Ly nhựa Helen Tea

Đây là chiếc ly nhựa dung tích 700ml – đường kính miệng 90mm. Như các bạn trông thấy, ly cao và ốm tạo cảm giác rất dễ nhìn. Kết hợp logo đúng chuẩn chiều cao và chiều rộng: 7x5cm. Ly Helen Tea in logo 4 màu: Đen – Trắng – Xanh đậm – Xanh Nhạt. Với kĩ thuật in offset được cải tiến từ máy in offset trên ly PP, Thanh Tâm đã cho ra đời sản phẩm cực chất lượng và thẩm mĩ cao.
Tuy nhiên với kiểu in này thì tỉ lệ hao hụt khá cao, tỉ lệ là 0,98%. Tức là cứ 10 000 ly đưa vào máy sẽ bị bể khoảng 200 cái.
Giá trị đơn hàng sẽ tính số lượng ly thực tế xuất kho.

hinh-anh-truc-dien-ly-helen
Hình ảnh trực diện ly helen
Hình thực tế ly nhựa trái tim mặt trước
Hình thực tế ly nhựa trái tim mặt trước
ly-helen-nut-trai-tim-in-4-mau
Ly Helen nút trái tim in 4 màu
ly-helen-tea-nhua-cung-dai-loan
Ly Helen tea nhựa cứng của Đài Loan
ly-nhua-tra-sua-nut-tim-helen-tea
Ly nhựa nắp trái tim cực đẹp
thung-hang-ly-nhua-tra-sua-nut-tim
Thùng hàng ly nhựa trà sữa đep nút tim
thung-ly-nhua-cung-nhap-khau-tu-dai-loan
Thùng ly nhựa cứng nhập khẩu từ Đài Loan

b. Ly nhựa AT

Là dòng sản phẩm tiêu biểu do ly nhựa nắp tim in logo 1 màu. Ly AT Coffee với màu nâu và logo được cố tình đẩy lên cao. Khi Check in thì toàn bộ logo sẽ được thể hiện trên hình ảnh. Đây chính là dụng ý của anh Triều – 0916 415 176 (Chủ cửa hàng AT coffee) gửi đến Thanh Tâm.
Tuy nhiên đơn hàng AT có 1 chút trục trặc như sau:
Do chiếc ly anh đặt là nắp trắng đục (ly trái tim có 3 loại nắp: Đen – Trắng Đục – Trắng Trong). Nhưng hàng nhập khẩu số lượng thường không đảm bảo đúng theo yêu cầu nên anh không thể chờ ly nắp trắng về kịp mà phải sử dụng ly nắp đen có nút trái tim.
Thông thường tiến độ in ấn trên chiếc ly này cũng khoảng 7-10 với in 1 màu; 7 – 10 ngày cho in 2 màu.

hinh-ly-nhua-cafe-nut-tim-at
Hình ly nhựa cafe nút tim AT
ly-nhua-nut-trai-tim-mat-truoc
Ly nhựa nút trái tim mặt trước
ly-nhua-tra-sua-nut-tim-at-mat-sau
Ly nhựa trà sữa nút tim AT mặt sau
mat-hong-ly-nhua-at-nap-nut-trai-tim
Mặt hông ly nhựa AT nắp nút trái tim

6. Công ty bán và in ấn ly nhựa nút trái tim uy tín và chất lượng

Là một trong những công ty được chào hàng đầu tiên tại Việt Nam, công ty Thanh Tâm sở hữu số lượng đối tác tin cậy để cung cấp đến các bạn những sản phẩm chất lượng nhất với giá thành rẻ nhất.
Bên cạnh đó, với uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành in ấn,Thanh Tâm tự tin có thể in logo đẹp mắt và ấn tượng nhất nhì tại TPHCM. Tìm đến Thanh Tâm các bạn hoàn toàn yên tâm về mẫu mã cũng như chất lượng chiếc ly của mình. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ in màng ép lyin tem dán ly trà sữa. Cung cấp hoàn hảo một chiếc ly trà sữa, hay ly nhựa cafe take away giúp bạn dễ dàng lan tỏa thương hiệu. 

Nếu bạn đang quan tâm đến ly nhựa trà sữa nút trái tim, bạn cần in logo lên chúng để bổ sung vào bộ sản phẩm đa dạng trong cửa hàng của mình. Đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay cho Thanh Tâm.
Chúc các bạn sớm sở hữu được những chiếc ly trái tim ấn tượng, đẹp mắt.

Lịch sử ngành in Việt Nam

Lịch sử ngành in ấn tại Việt Nam

In ấn là 1 trong những ngành thiết yếu và cạnh tranh nhất tại Việt Nam. Tuy được hình thành chưa lâu nhưng đã đóng 1 vai trò không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Tất cả vật dụng hàng ngày của bạn đều liên quan đến in ấn: in logo lên chiếc ly giấy café bên cạnh bạn, in logo lên con chuột ở bàn làm việc, hay đơn giản là in bảng hiệu trước công ty của bạn. Vậy ngành in tại Việt Nam bắt đầu từ khi nào và phát triển ra sao? Đâu là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển ngành in ấn tại Việt Nam? Hãy cùng Thanh Tâm tìm hiểu nhé!

1. Lịch sử ngành in Châu Á

Sự ra đời của ngành in ở Trung Quốc thời nhà Hán. Ban đầu chỉ là việc sử dụng màu sắc và vẽ theo các hình thù trên da ngựa. Dần dần, việc in ấn được mở rộng ra các loại sản phẩm khác như trên giấy v.v… Sự bùng nổ của ngành giấy cổ đại chính là chiếc nôi đưa ngành in Trung Quốc phát triển vượt bậc. Cụ thể các mốc lịch sử quan trọng của ngành in như sau:

lịch sử in ấn
Sự ra đời của ngành in

Vào những thế kỉ đầu sau Công Nguyên, Trung Quốc là cái nôi sinh ra ra phương thức in ấn đầu tiên: giấy than. Người ta ban đầu sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, tiếp đó lấy ván gỗ chà xát nhiều lần, cuối cùng ra được một bản in với nền đen chữ trắng.

Thế nhưng, ít năm sau đó, xuất hiện một phương pháp khác, cho ra sản phẩm ngược lại với phương pháp giấy than, nền trắng – chữ đen. Được biết đến với tên gọi là phương pháp in khuôn: dùng tấm ván gỗ để khắc nổi hình ảnh hoặc tài liệu, sau đó quét một lớp mực lên trên, rồi dập mạnh vào giấy. Công nghệ này sau đó lan rộng và trở nên phổ biến ở các nước Đông Á.

Tuy nhiên, phương thức in khuôn cũng sở hữu những nhược điểm khá lớn. Một bản in phải tốn nhiều thời gian để khắc mới có thể hoàn thành, và sau khi in xong, nếu không còn nhu cầu sử dụng thì bản in trở nên vô dụng. Phí công khắc lên gỗ. Thêm vào đó, trong quá trình làm rất dễ làm hỏng bản in. 

Đến đời Tống tại Trung Quốc, một thợ in đã tìm ra phương pháp in mới đó là in rời các văn tự. Đầu tiên, những văn tự này sẽ được khắc nổi trên một mảnh đất sét, sau đó đem mảnh đất sét này đi nung và gắn với một tấm sắt mỏng. Như thế, một bản in đã được tạo ra. Sau khi hoàn thành, người ra cắt rời bản in và lưu trữ cho việc in ấn sau này.

Không chỉ dừng lại ở lãnh thổ của mình, người Trung Quốc bắt đầu truyền bá đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và 1 số nước thuộc Châu Âu như Nga, Ai Cập v.v…

2. Lịch sử ngành in ấn ở châu Âu

Kể từ khi châu Âu phát triển bảng chữ cái alphabet, công nghệ in ấn cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Năm 1448, Gutenberg đã tạo ra những chữ cái, con số, hay những ký tự rời rạc bằng vật liệu kim loại. Rồi sắp xếp chúng cho vào một khuôn theo ý nghĩa nhất định trước khi in hàng loạt. 
in Gutenberg
Với vật liệu kim loại, rõ ràng công nghệ in của Gutenberg đã vượt xa phương pháp in mà Trung Quốc đã nghĩ ra: những bản in trở nên sắc nét hơn, đồng thời cũng dễ bảo quản hơn. Đặc biệt nó cũng tinh xảo hơn. Ông còn là người đầu tiên dùng mực in dầu vào công nghệ in. Với bước tiến này, bản in cũng đẹp hơn rất nhiều so với việc dùng mực nước như trước. 

Công nghệ in của Gutenberg đã được tạp chí Life Magazine đánh giá là phát minh vĩ đại nhất lịch sử trong 1000 trở lại đây. 

Kể từ khi phương thức của Guntenberg ra đời, kéo dài 3 thập kỷ, công nghệ in ấn gần như không thay đổi. Sở dĩ là vì kỹ thuật in ấn này có tính hiệu quả cao hơn so với nhiều kỹ thuật khác. 
Mãi cho đến năm 1811, máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời bởi kiến trúc sư người Đức Friedrich Koenig. Nó có khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ.

máy in hơi nước đầu tiên

 

Về sau, do nhu cầu in ấn tăng cao, con người không còn đơn thuần muốn in lên giấy nữa, mà muốn in cả vải, in kim loại. Khi ấy máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản ra đời. Lịch sử ngành in offset cũng vì thế mà hình thành.

Vào khoảng năm 1875 ở Anh, máy in offset đầu tiên có trống offset làm bằng giấy các tông, sẽ truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Sau 5 năm sau thì giấy các tông cải tiến bằng chất liệu cao su.

in offset

Trong những năm 1950, in offset trở thành một trong những phương pháp in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Lịch sử ngành in offset đánh dấu mốc quan trong trong lịch sử ngành in nói chung. Về sau bản xếp chữ, mực in và giấy dần cải tiến, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, nhất là in ấn báo chí, đều sử dụng kỹ thuật in này.

3. Lịch sử ngành in ấn tại Việt Nam

Thám Hoa Lương Hư Mộc chính là ông tổ nghề in tại Việt Nam. Sau nhiều lần du học ở Trung Quốc, nhận thấy tiềm năng của ngành nghề này ông đã chủ động học hỏi và nhờ người Trung Quốc truyền bá ngành in, kĩ thuật in đến Việt Nam. Ngành in tại Việt Nam bắt đầu từ đây.

Nhiều năm về sau ngành in ấn được mở rộng và có nhiều sáng kiến hơn. Phù hợp với nhiều chất liệu và nhu cầu hơn của đời sống hàng ngày. Đặc biệt trong lĩnh vực dạy học ngành in đã phát triển mạnh mẽ và trở thành điều kiện để thúc đấy việc truyền bá văn hóa.

ngành in ở việt nam
Lịch sử ngành in việt nam

Có thể nói, ngành giáo dục và đào tạo được mở rộng như hiện nay có 1 đóng góp không nhỏ của ngành in ấn. Không chỉ bó hẹp trong ngành đào tạo các ấn phẩm ngành in lại tiếp tục đạt được bước phát triển mới khi ứng dụng vào công việc kinh doanh. Các sản phẩm như báo chí, tờ rơi, catalogue sản phẩm hiện nay đã quá quen thuộc với cuộc sống của chúng ta.

Chuyển mình từng bước từ thủ công đến công nghiệp. Ngành in ấn dần chuyển từ in lụa sang in offset dùng máy. Từ in ấn với số lượng hạn chế bằng sức người thành in với số lượng không hạn chế bằng máy móc kĩ thuật hiện đại.

Cùng với đó, các quốc gia Châu Âu với sự sáng tạo và kĩ thuật của mình đã đóng góp vào ngành in những máy móc và kĩ thuật có thể nói ưu Việt nhất. Góp phần thêm vào sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn.

Xuất hiện từ năm 2008, cùng với tính cấp thiết của in ấn nói chung thì in ly nhựa in ly giấy nở rộ trên thị trường. Chỉ với logo ly cafe đẹp trong thời gian cho ra sản phẩm sau in đẹp mắt, ấn tượng. 

Không những vây, in màng ép ly trà sữa đang là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều bạn trẻ đang kinh doanh đồ uống thời hiện đại. Vì thế ngành in ấn mở ra rất nhiều cơ hội cho nhiều ngành nghề khác, trong đó phải kể đến việc sử dụng bao bì sản phẩm trong marketing. Nhờ được in ấn, bao bì thành công cụ quảng bá thương hiệu hiệu quả. 

Trên đây là 1 số thông tin liên quan đến lịch sử ngành in ấn tại Việt Nam nói chung và in ấn trên ly nói riêng. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn nào có hứng thú và định hướng làm việc về in trong tương lai.