Lịch sử ngành in Việt Nam

In ấn là 1 trong những ngành thiết yếu và cạnh tranh nhất tại Việt Nam. Tuy được hình thành chưa lâu nhưng đã đóng 1 vai trò không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Tất cả vật dụng hàng ngày của bạn đều liên quan đến in ấn: in logo lên chiếc ly giấy café bên cạnh bạn, in logo lên con chuột ở bàn làm việc, hay đơn giản là in bảng hiệu trước công ty của bạn. Vậy ngành in tại Việt Nam bắt đầu từ khi nào và phát triển ra sao? Đâu là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển ngành in ấn tại Việt Nam? Hãy cùng Thanh Tâm tìm hiểu nhé!

1. Lịch sử ngành in Châu Á

Sự ra đời của ngành in ở Trung Quốc thời nhà Hán. Ban đầu chỉ là việc sử dụng màu sắc và vẽ theo các hình thù trên da ngựa. Dần dần, việc in ấn được mở rộng ra các loại sản phẩm khác như trên giấy v.v… Sự bùng nổ của ngành giấy cổ đại chính là chiếc nôi đưa ngành in Trung Quốc phát triển vượt bậc. Cụ thể các mốc lịch sử quan trọng của ngành in như sau:

lịch sử in ấn
Sự ra đời của ngành in

Vào những thế kỉ đầu sau Công Nguyên, Trung Quốc là cái nôi sinh ra ra phương thức in ấn đầu tiên: giấy than. Người ta ban đầu sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, tiếp đó lấy ván gỗ chà xát nhiều lần, cuối cùng ra được một bản in với nền đen chữ trắng.

Thế nhưng, ít năm sau đó, xuất hiện một phương pháp khác, cho ra sản phẩm ngược lại với phương pháp giấy than, nền trắng – chữ đen. Được biết đến với tên gọi là phương pháp in khuôn: dùng tấm ván gỗ để khắc nổi hình ảnh hoặc tài liệu, sau đó quét một lớp mực lên trên, rồi dập mạnh vào giấy. Công nghệ này sau đó lan rộng và trở nên phổ biến ở các nước Đông Á.

Tuy nhiên, phương thức in khuôn cũng sở hữu những nhược điểm khá lớn. Một bản in phải tốn nhiều thời gian để khắc mới có thể hoàn thành, và sau khi in xong, nếu không còn nhu cầu sử dụng thì bản in trở nên vô dụng. Phí công khắc lên gỗ. Thêm vào đó, trong quá trình làm rất dễ làm hỏng bản in. 

Đến đời Tống tại Trung Quốc, một thợ in đã tìm ra phương pháp in mới đó là in rời các văn tự. Đầu tiên, những văn tự này sẽ được khắc nổi trên một mảnh đất sét, sau đó đem mảnh đất sét này đi nung và gắn với một tấm sắt mỏng. Như thế, một bản in đã được tạo ra. Sau khi hoàn thành, người ra cắt rời bản in và lưu trữ cho việc in ấn sau này.

Không chỉ dừng lại ở lãnh thổ của mình, người Trung Quốc bắt đầu truyền bá đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và 1 số nước thuộc Châu Âu như Nga, Ai Cập v.v…

2. Lịch sử ngành in ấn ở châu Âu

Kể từ khi châu Âu phát triển bảng chữ cái alphabet, công nghệ in ấn cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Năm 1448, Gutenberg đã tạo ra những chữ cái, con số, hay những ký tự rời rạc bằng vật liệu kim loại. Rồi sắp xếp chúng cho vào một khuôn theo ý nghĩa nhất định trước khi in hàng loạt. 
in Gutenberg
Với vật liệu kim loại, rõ ràng công nghệ in của Gutenberg đã vượt xa phương pháp in mà Trung Quốc đã nghĩ ra: những bản in trở nên sắc nét hơn, đồng thời cũng dễ bảo quản hơn. Đặc biệt nó cũng tinh xảo hơn. Ông còn là người đầu tiên dùng mực in dầu vào công nghệ in. Với bước tiến này, bản in cũng đẹp hơn rất nhiều so với việc dùng mực nước như trước. 

Công nghệ in của Gutenberg đã được tạp chí Life Magazine đánh giá là phát minh vĩ đại nhất lịch sử trong 1000 trở lại đây. 

Kể từ khi phương thức của Guntenberg ra đời, kéo dài 3 thập kỷ, công nghệ in ấn gần như không thay đổi. Sở dĩ là vì kỹ thuật in ấn này có tính hiệu quả cao hơn so với nhiều kỹ thuật khác. 
Mãi cho đến năm 1811, máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời bởi kiến trúc sư người Đức Friedrich Koenig. Nó có khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ.

máy in hơi nước đầu tiên

 

Về sau, do nhu cầu in ấn tăng cao, con người không còn đơn thuần muốn in lên giấy nữa, mà muốn in cả vải, in kim loại. Khi ấy máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản ra đời. Lịch sử ngành in offset cũng vì thế mà hình thành.

Vào khoảng năm 1875 ở Anh, máy in offset đầu tiên có trống offset làm bằng giấy các tông, sẽ truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Sau 5 năm sau thì giấy các tông cải tiến bằng chất liệu cao su.

in offset

Trong những năm 1950, in offset trở thành một trong những phương pháp in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Lịch sử ngành in offset đánh dấu mốc quan trong trong lịch sử ngành in nói chung. Về sau bản xếp chữ, mực in và giấy dần cải tiến, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, nhất là in ấn báo chí, đều sử dụng kỹ thuật in này.

3. Lịch sử ngành in ấn tại Việt Nam

Thám Hoa Lương Hư Mộc chính là ông tổ nghề in tại Việt Nam. Sau nhiều lần du học ở Trung Quốc, nhận thấy tiềm năng của ngành nghề này ông đã chủ động học hỏi và nhờ người Trung Quốc truyền bá ngành in, kĩ thuật in đến Việt Nam. Ngành in tại Việt Nam bắt đầu từ đây.

Nhiều năm về sau ngành in ấn được mở rộng và có nhiều sáng kiến hơn. Phù hợp với nhiều chất liệu và nhu cầu hơn của đời sống hàng ngày. Đặc biệt trong lĩnh vực dạy học ngành in đã phát triển mạnh mẽ và trở thành điều kiện để thúc đấy việc truyền bá văn hóa.

ngành in ở việt nam
Lịch sử ngành in việt nam

Có thể nói, ngành giáo dục và đào tạo được mở rộng như hiện nay có 1 đóng góp không nhỏ của ngành in ấn. Không chỉ bó hẹp trong ngành đào tạo các ấn phẩm ngành in lại tiếp tục đạt được bước phát triển mới khi ứng dụng vào công việc kinh doanh. Các sản phẩm như báo chí, tờ rơi, catalogue sản phẩm hiện nay đã quá quen thuộc với cuộc sống của chúng ta.

Chuyển mình từng bước từ thủ công đến công nghiệp. Ngành in ấn dần chuyển từ in lụa sang in offset dùng máy. Từ in ấn với số lượng hạn chế bằng sức người thành in với số lượng không hạn chế bằng máy móc kĩ thuật hiện đại.

Cùng với đó, các quốc gia Châu Âu với sự sáng tạo và kĩ thuật của mình đã đóng góp vào ngành in những máy móc và kĩ thuật có thể nói ưu Việt nhất. Góp phần thêm vào sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn.

Xuất hiện từ năm 2008, cùng với tính cấp thiết của in ấn nói chung thì in ly nhựa in ly giấy nở rộ trên thị trường. Chỉ với logo ly cafe đẹp trong thời gian cho ra sản phẩm sau in đẹp mắt, ấn tượng. 

Không những vây, in màng ép ly trà sữa đang là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều bạn trẻ đang kinh doanh đồ uống thời hiện đại. Vì thế ngành in ấn mở ra rất nhiều cơ hội cho nhiều ngành nghề khác, trong đó phải kể đến việc sử dụng bao bì sản phẩm trong marketing. Nhờ được in ấn, bao bì thành công cụ quảng bá thương hiệu hiệu quả. 

Trên đây là 1 số thông tin liên quan đến lịch sử ngành in ấn tại Việt Nam nói chung và in ấn trên ly nói riêng. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn nào có hứng thú và định hướng làm việc về in trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *