Bùng phát dịch vào đầu năm 2020, trải qua gần 2 năm với những đợt đóng cửa toàn thành phố, lĩnh vực kinh doanh trà sữa cũng có nhiều biến động. Từ việc chính phủ chọn cách sống chung với dịch, tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam khi bình thường mới dần khởi sắc. Cụ thể, lĩnh vực đồ uống được hàng triệu giới trẻ yêu thích đã và đang đối mặt với những khó khăn và thách thức gì? Liệu lĩnh vực này có còn thích hợp cho những ai đang muốn kinh doanh khởi nghiệp? Dưới cái nhìn khách quan và chủ quan, Thanh Tâm sẽ cùng bạn bàn về thị trường ngành đồ uống này nhé!
1. Thị trường trà sữa Việt Nam trước tác động của Covid-19
2018 được xem là năm hoàng kim của trà sữa. Tuy vậy, vào năm 2020 tới hiện nay dưới sự tác động của đại dịch Covid-19 lại khá ảm đạm.
Trà sữa du nhập vào Việt Nam từ 10 năm trước, và đã nhanh chóng bùng nổ, lan rộng khắp cả nước vào năm 2013, khi lần lượt các chuỗi trà sữa thương hiệu nước ngoài lấn sấn vào thị trường Việt.
Một nghiên cứu thị trường vào năm 2018 đã cho thấy trà sữa xếp thứ hai trong số những đồ uống được ưa thích nhất tại thị trường Việt Nam; xếp trên cả cà phê. Nữ giới là đối tượng uống trà sữa nhiều nhất với tỷ lệ 53%, cùng với đó là người trẻ độ tuổi từ 15 – 22 (35%). Trước dịch, cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa với khoảng 100 thương hiệu.
Chuỗi trà sữa nhượng quyền từ Gongcha, Bobapop, Ding Tea, cho tới sự mở rộng của Koi Thé, The Alley,…cũng cho thấy thị trường trà sữa từng phát triển sâu rộng. Đặc biệt là thương hiệu Phúc Long đã có sự vươn lên chóng mặt trong 5 năm gần đây. Phúc Long có nguồn gốc từ vùng chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng), chỉ từ 10 cửa hàng năm 2015 tăng lên chóng mắt với 70 cửa hàng năm 2019.
Không chỉ thương hiệu lớn, nhiều bạn trẻ cũng bắt tay tìm hiểu mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì để khởi nghiệp cửa hàng nhỏ của riêng mình. Mặc dù cạnh tranh cao nhưng lượng mua vẫn rất lớn. Vì thế không khó để bắt gặp các quán trà sữa vỉa hè, nhỏ lẻ bên đường.
Khẳng định được rằng, trước khi đại dịch diễn ra, tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam sôi động, đầy tiềm năng nhưng cũng cạnh tranh khốc liệt.
2. Các chuỗi kinh doanh trà sữa ảm đạm vì dịch Covid-19
Với sự xuất hiện của dịch Covid-19 vào cuối năm 2019, thị trường trà sữa cũng có nhiều biến động. Theo một số báo cáo ngành thực phẩm và đồ uống (F&B), thị trường trà sữa tại Việt Nam đã giảm mức độ tăng trưởng, và duy trì mức tăng trương tự nhiên ở mức 5,7%/năm. Tức là tốc độ tăng trưởng chỉ còn 1/4 so với thời điểm 2 năm trước. Khi ấy, tốc độ tăng trưởng của trà sữa lên tới 200%.
Trong khi năm 2019 đánh dấu mốc phát triển mạnh mẽ của ngành trà sữa Việt Nam, khi những chuỗi thương hiệu lớn như The Alley, Koi The, Gong Cha, Phúc Long mở rộng chi nhánh mạnh mẽ, kể cả những cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ cũng phát triển không kém. Thì đến năm 2020, trước sự ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, nhiều thương hiệu trà sữa đã phải di dời, thậm chí rút quân trả lại mặt bằng.
Ở những “con phố trà sữa” như Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu quận 1, TP. HCM – nơi các quán trà sữa nổi tiếng tập trung dày đặt. Thì nay phần lớn là những mặt bằng bỏ trống cho thuê. Thương hiệu The Alley đã đóng 5 cửa hàng, trong đó có cả cửa hàng flagship tại quận 1, TP. HCM.
Năm 2019, Koi Thé mở khoảng 10 cửa hàng, song đến năm 2020, không nhưng không mở thêm cửa hàng nào, mà còn phải đóng cửa 2 chi nhánh ở các quận trung tâm.
Còn chuỗi trà sữa Phúc Long, năm 2019 có thêm 21 cửa hàng khắp Việt Nam, trong đó có 7 tại Hà Nội; thế nhưng, nhiều đợt lockdown diễn ra, họ buộc phải đóng bớt 2 cửa hàng ở vị trí đắc địa tại Quận 1. Trong năm 2020, dẫu vẫn khó khăn, nhưng Phúc Long đã mở thêm 6 cửa hàng – 3 tại Hà Nội và 3 ở TP. HCM.
Nhiều cửa hàng thuộc chuỗi trà sữa Toocha nằm rải rác ở các quận 1, Bình Thạnh, Phú Nhuận đồng loạt dừng hoạt động.
Nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới thị trường trà sữa là do dịch Covid-19 và nhiều lý do khách quan khác.
Đại dịch đã ảnh hưởng sâu rộng, từ kinh tế đến đời sống xã hội. Sau nhiều đợt giãn cách xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của mọi người. Nếu như trước đây nhiều người sẵn sàng chọn các loại đồ uống cao cấp với mức giá 50.000đ – 90.000đ, thì nay họ thắt chặt chi tiêu, lựa chọn những sản phẩm có mức giá hợp lý hơn.
Tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam không mấy khả quan khi sức mua giảm , kéo doanh thu giảm, cộng thêm chi phí vận hành, mặt bằng, lương cho nhân viên cao khiến nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn. Và cuối cùng, đóng bớt cửa hàng ở các quận trung tâm hoặc dừng hoạt động hẳn là phương pháp cuối cùng.
Không những thế, với sự nở rộ của nhiều xu hướng đồ uống mới như sữa chua trân châu đường đen hay nước rau má càng ảnh hưởng đến những chuỗi thương hiệu lâu nay chỉ bán trà sữa. Bên cạnh đó, việc các chuỗi cà phê lớn như The Coffee House hay E-Coffee của Trung Nguyên cũng đưa thêm trà sữa vào menu, góp phần ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh trà sữa.
3. Kinh doanh trà sữa ở Việt Nam khi bình thường mới sau đại dịch
Chỉ khi chính phủ ra nghị quyết 128 và giảm bớt giãn cách xã hội, nới lỏng các dịch vụ. Đặc biệt là cho phép người dân ăn uống tại chỗ. Khi ấy, một xã hội bình thường mới sau đại dịch mở ra. Kinh doanh trà sữa ở Việt Nam mới có những chuyển biến tích cực.
Tuy vậy, cuộc sống vẫn chưa thế trở lại như trước khi dịch. Vì thực tế, dịch vẫn còn hiện hữu và người dân đã cẩn trọng hơn. Do đó, mặc dù đã có thể ngồi ăn uống tại quán, nhưng họ vẫn có xu hướng mua về nhiều hơn.
Chính thời điểm trong và sau đại dịch, để không phải đóng cửa hàng và trụ vững, nhiều chuỗi cửa hàng nhanh chóng đẩy mạnh nền tảng bán hàng online. Bổ sung hình thức bán mang đi giao hàng tận nơi thông qua các app như Shopee Food, Grab, Baemin,…để tạo ra doanh thu và vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khi đặt qua app, các thương hiệu lớn như Koi Thé, Phúc Long, Gong Cha còn đi kèm nhiều khuyến mãi, mua 1 tặng 1, mã free ship kích thích khách hàng mua nhiều hơn.
Với những quán trà sữa tư nhân vừa và nhỏ, họ cũng áp dụng hình thức này. Thậm chí, nhiều cửa hàng còn thu nhỏ, hướng đến mô hình tự phục vụ, bảo đảm an toàn cho nhân viên lẫn khách hàng, khi mà dịch covid-19 vẫn còn phức tạp.
Ví dụ, thương hiệu mới nhất tham gia vào thị trường chuỗi cửa hàng trà sữa hồi giữa năm 2021 là Chuk Chuk cũng xây dựng mô hình kinh doanh thích ứng với xã hội bình thường mới. Bên cạnh cửa hàng với chi phí mặt bằng đắt đỏ, ki-ốt và xe đẩy chính là chiến lược thông minh, giúp Chuk Chuk gia tăng nhanh.
Theo đó, chuỗi cửa hàng này kết hợp với nhà phân phối mở ki-ốt tại những con đường ở TP Hồ Chí Minh; còn ở các tỉnh, thì mở rộng các xe đẩy trà sữa mang thương hiệu Chuk Chuk. Thông qua bán hàng mang đi với những chiếc ly nhựa trà sữa take away rất phù hợp trong tình hình mọi người vẫn còn e ngại dịch bệnh. Không chỉ với trà sữa, trong cách mở mô hình quán nước ép trái cây, ly nhựa cũng mang đến nhiều lợi ích.
Có thể nói, dẫu rằng xã hội đã ở trạng thái bình thường mới, thì tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam cũng chưa thể phục hồi nhanh chóng. Thế nên, các chuỗi thương hiệu trà sữa lớn cũng ưu tiên mô hình kinh doanh nhỏ gọn vì hiệu quả hơn chuỗi hoành tráng, bởi nó tiết giảm được rất nhiều tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, không bởi vì thế mà bỏ qua những chiến lược marketing để quảng bá thương hiệu. Chẳng hạn như khi bán takeaway, bạn có thể lựa chọn in ly nhựa với nhiều mẫu logo ly cafe đẹp, trà sữa đẹp để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cũng không nên quá mạo hiểm khi mà thị trường còn chưa ổn định. Do vậy in ly nhựa số lượng ít sẽ giúp bạn không phải bỏ ra quá nhiều chi phí, nhưng vẫn đảm bảo hiệu qua công việc.
Tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam khi bình thường mới cũng giảm sức cạnh tranh hơn giữa các thương hiệu. Bởi lẽ, khi dịch bệnh xảy ra, các doanh nghiệp trà sữa kém chất lượng bị đào thải. Do đó, chuỗi cửa hàng trà sữa nổi tiếng càng có thêm cơ hội để bổ sung đối tượng khách hàng mới, xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin với khách hàng bằng sản phẩm chất lượng của mình. Dù rằng còn nhiều khó khăn và thử thách trước mắt, nhưng nhu cầu trà sữa thì không bao giờ giảm. Đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng cho mọi người.